Thành bại của người kế vị Bill Gates

Thành bại của người kế vị Bill Gates
TPO – Steve Ballmer, CEO của Microsoft tuyên bố nghỉ hưu, đây là anh hùng không gặp thời khi không thể vượt qua cái bóng quá lớn của Bill Gates và chạm phải các đối thủ lớn như Apple và Google.

>Apple có thể sa thải CEO Tim Cook

Steve Ballmer – một trong những CEO lâu năm nhất của Microsoft mới gần đây đã đệ đơn xin nghỉ hưu vào thứ sáu vừa rồi. Trong suốt những năm làm việc cho Microsoft, ông đã góp sức vào rất nhiều sự kiện công nghệ cao và cho ra đời nhiều sản phẩm có giá trị.

Thật đáng buồn thay cho Steve Ballmer – vị giám đốc điều hành mẫn cán của Microsoft đã tuyên bố sẽ nghỉ hưu vào năm tới. Ông thực sự là anh hùng không gặp thời và trở thành nạn nhân của thời thế.

Kể từ khi tiếp quản Microsoft vào năm 2000, Ballmer đã phải chịu cái bóng quá lớn của người sáng lập đã trở thành huyện thoại. Bill Gates – người anh hùng của giới công nghệ đã xây dựng phần mềm khổng lồ biến Microsoft trở thành công ty có giá trị nhất trên toàn thế giới.

Sau đó, Ballmer lại tiếp tục không gặp may khi phải đối diện với tiến bộ chóng mặt của Steve Jobs với Apple, iPod, iPhone và iPad, đi đầu trong cuộc cách mạng điện thoại di động đã khiến cho Microsoft bị tụt hậu.

Tuy nhiên, trong sự nghiệp của mình, Ballmer đã được ghi nhận trong thời gian gần đây với ghi điểm với giới công nghệ nhờ hệ điều hành Windows 8 là sự khởi nguồn cho sự hồi sinh của Microsoft trong năm 2013 sau khi cổ phiếu bị sụt giảm nghiêm trọng.

Dưới sự dẫn dắt của Ballmer, Microsoft đã đạt được khá nhiều thành công và dưới đây là những thành công và thất bại của Microsoft dưới thời đại Ballmer.

Những cú “hit”

Window XP – phiên bản hệ điều hành dành cho máy tính để bàn này của Microsoft phát hành năm 2001 này trong thời kỳ đỉnh cao của nó đã được sử dụng trên 80% máy tính cá nhân. Hệ điều hành này còn có sức sống bền bỉ đáng ngạc nhiên.

Trước Microsoft Vista đầy lỗi, nhiều người tiếp tục dùng XP cũ nhưng đáng tin cậy hơn. Cho đến hôm nay, gần 12 năm sau khi ra mắt, XP vẫn đang chạy trên 39% máy tính để bàn trên toàn thế giới.

Xbox – Ra mắt năm 2001, Xbox và người kế nhiệm của nó Xbox 360 là một giao diện điều khiển trò chơi điện tử đã bán được hơn 100 triệu bản trên toàn thế giới. Với một số trò chơi "Halo" và seri "Gears of War" chỉ có ở Xbox.

Hệ thống Kinect của Xbox được cộng đồng game thủ ca ngợi như một bước tiến trong loại hình game kiểm soát hành động, trong khi Xbox Live, mạng game trực tuyến thu hút người chơi nhất của Microsoft với hơn 46 triệu thành viên trên toàn thế giới. Microsoft sẽ phát hành giao diện điều khiển thế hệ tiếp theo của nó - Xbox One vào tháng 11 tới đây.

Bing – Trong năm 2009, Ballmer và các đồng sự đã giới thiệu công cụ tìm kiếm Bing độc quyền của Microsoft. Công cụ này được khen ngợi nhờ những hình ảnh hấp dẫn và tính năng tiên đoán và gợi ý tìm kiếm trước khi người sử dụng gõ lệnh truy vấn.

Mặc dù không thể cạnh tranh với Google trong thời gian gần nhưng Bing đã nối lên như một đối thủ đáng tin cậy. Hiện nay công cụ tìm kiếm Bing ngày càng phổ biến với 18% thị phần trên thị trường Mỹ.

Windows Phone 7 – Với Windows Phone 7 tung ra vào cuối năm 2010, đầu năm 2012, Microsoft đã gây dựng lại toàn bộ hệ điều hành chạy trên điện thoại di động bằng cách đưa thêm giao diện trực quan hơn, công cụ mạng xã hội tốt hơn và màn hình với độ nét cao hơn, màu sắc sống động hơn. Windows Phone 7 thực sự là một bước tiến lớn của Microsoft trong nhiều năm qua, giúp công ty trụ vững trong cơn bão công nghệ ngày nay.

Và những thất bại

Internet Explorer 6 – Phiên bản trình duyệt Web trang bị cho máy tính để bàn này của Microsoft đã bị chỉ trích vì lỗi bảo mật và thiếu các công cụ hỗ trợ cho tiêu chuẩn web hiện đại.

Zune – Năm 2006, Microsoft cuối cùng cũng đáp trả lại quả bom tấn iPod của Apple. Đáng buồn thay, Zune không những không theo kịp xu hướng mà còn mang lại khá nhiều phiền phức cho người dùng. Đến cuối năm 2009, thị phần của Zune trên thị trường vẻn vẹn 2%.

Thêm vào đó, sự cố đóng băng tất cả các mô hình 30GB bắt đầu từ nửa đêm ngày 31 tháng 12 năm 2008 và kéo dài suốt một ngày do lỗi đồng hồ nội bộ của thiết bị không nhận diện được năm nhuận. Với hàng loạt sai lầm, Microsoft đành ngậm ngùi xóa sổ Zune vào năm 2011.

Vista – Tung ra vào năm 2007, người kế nhiệm của Window XP ngay lập tức nhận được phàn nàn về giá cả, tốc độ chậm, điều khoản cấp phép hạn chế và thiếu khả năng ngăn chặn việc sao chép.

Một cuộc khảo sát trên đối tượng người dùng là doanh nghiệp chỉ ra rằng chỉ có 8% trong số này nói rằng họ "rất hài lòng" với hệ điều hành Vista. Vấp phải phản ứng tiêu cực của khách hàng, Microsoft đành vội vàng tung ra Windows 7 ba năm sau đó để xoa dịu dư luận.

Máy tính bảng Surface – Một lần nữa, Microsoft lại gồng mình chạy theo Apple với nỗ lực muộn màng nhằm truất ngôi iPad. Vào tháng 10 năm 2012, hai năm sau khi iPad đầu tiên được tung ra thị trường, chiếc máy tính bảng đầu tiên của Microsoft với tên gọi Surface chạy hệ điều hành Windows Phone 8 mới lên kệ bán.

Mặc dù được đánh giá tốt, Surface không hấp dẫn người tiêu dùng như Microsoft mong đợi và bằng chứng là doanh thu chỉ đạt 853 triệu USD từ mùa thu năm ngoái đến kết thúc năm tài chính của hãng – bằng một phần rất nhỏ mà Apple kiếm được từ iPad trong thời gian đó.

Theo Viết
MỚI - NÓNG