Tại sao các mộ cổ La Mã lại chôn kèm 'rác'?

Tại sao các mộ cổ La Mã lại chôn kèm 'rác'?
Các nhà khảo cổ tìm ra lời giải cho việc những mảnh rác của xương động vật, than, đồ gốm và vật liệu kiến trúc khác như gạch xuất hiện kèm các ngôi mộ của Pompeii, một thành phố cổ La Mã bị chôn vùi do phun trào núi lửa năm 79.

Trước đây, để giải thích sự xuất hiện những mảnh rác này cùng với người chết ở các ngôi mộ, các nhà khảo cổ đã đưa ra giả thuyết rằng, 15 năm trước khi diễn ra sự phun trào của núi lửa Vesuvius, thì một trận động đất đã tàn phá Pompeii thành đống đổ nát.

Tuy nhiên, những bằng chứng khảo cổ học từ 15 năm qua cho thấy, thành phố có thể không bị phá hủy bởi trận động đất vào năm 62, các công dân đã xây dựng lại không gian công cộng và nhà ở nơi đây. Khi núi lửa phun trào chôn vùi thành phố, các ngôi mộ mới vẫn còn đang được xây dựng và thành phố đang phát triển thịnh vượng, theo Emmerson, người nghiên cứu khảo cổ học La Mã tại Đại học Cincinnati cho biết.

Trong thực tế, những ngôi mộ không phải là nơi duy nhất có các mảnh vụn trên, máy xúc cũng tìm thấy cùng một loại rác thải hộ gia đình trên đường phố, dọc theo bức tường của thành phố, thậm chí trên sàn nhà. Khi khai quật một ngôi nhà, Emmerson còn phát hiện một bể nước lưu trữ nước giữa hai hố chứa mảnh vỡ của gốm, thực phẩm như xương động vật, hạt nho và ô-liu. Cho thấy nó giống như một nhà ăn.

Cùng với đó là phong tục của các cư dân của Pompeii cũng như người La Mã, thường quan tâm tới đời sống của họ sau khi chết, cho nên họ thường chôn cất các ngôi mộ ở các khu vực có người đi lại đông đúc. Kể từ khi luật La Mã và các nghĩa trang cấm để mộ trong thành phố thì các ngôi mộ chuyển ra bên ngoài bức tường thành phố. Cho nên các ngôi mộ trên có kèm theo các đồ gia dụng và các mảnh vụn kiến trúc, thực phẩm.

Emmerson dự kiến sẽ trình bày công việc của mình, lý giải hiện tượng các ngôi mộ của người Pompeii phản ánh nền văn hóa vào thời điểm đó như thế nào, vào ngày thứ Bảy (07/1/2012) tại cuộc họp hàng năm của Viện khảo cổ Mỹ ở Philadelphia.

Theo Livescience, Đất Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG