Tại sao bạn bị sa thải?

Tại sao bạn bị sa thải?
Một ngày đẹp trời bạn nhận được thông tin mình bị sa thải, bạn vô cùng bất ngờ không thể tin điều đó lại xảy ra với mình và cũng không biết mình đã làm sai điều gì.

Làm việc không hiệu quả

Có vẻ đây là lý do được các Sếp đưa ra nhiều nhất để chuẩn bị cho việc sa thải nhân viên. Bạn nên nhớ một khi công ty nhân bạn vào làm việc, dù bạn ở bộ phận nào, điều họ mong muốn ở bạn là sự nỗ lực đóng góp cho công ty. Nhưng biểu hiện làm việc của bạn trong thời gian qua quá tệ, số lượng mắc lỗi luôn nhiều hơn thành tích. Đừng bất ngờ khi biết mình lọt vào danh sách của đợt sa thải lần này, vì đó chỉ còn là vần đề thơi gian.

Công khai chống đối sếp

Đã nhiều lần bạn phản đối những ý kiến của sếp trước mặt mọi người hoặc vì cho rằng nó không hợp lý, làm sếp bẽ mặt trước các nhân viên khác. Ôi không, vậy là bạn đã tự chuốc lấy cái "nạn" cho mình. Có thể bạn đúng nhưng ra mặt chống đối cấp trên thì người thiệt thòi luôn là bạn, người ta tuyển bạn vào được thì cũng dễ dàng cho bạn ra đi với bất cứ lý do nào. Nếu là người khôn khéo, trong trường hợp này bạn nên gặp riêng sếp để trình bày quan điểm, điều này làm cho sếp cảm thấy được tôn trọng và sẽ hài lòng với cách ứng xử của bạn.

Làm lộ kế hoạch công ty

Không biết vô tình hay cố ý, bạn để lộ những bí mật của chiến lược kinh doanh sắp tới mà chỉ sếp và bạn mới biết được kế hoạch đó. Không may rằng những bí mật đó lại đến tai đối thủ cạnh tranh, lúc này mọi nghi ngờ của sếp đều đổ dồn vào bạn. Trong trường hợp này, khi đã làm mất lòng tin từ sếp, nhẹ thì bạn có thể bị sa thải ngay, nếu nặng bạn có thể bị kiện tụng. Nên tránh đưa bí mật công ty vào danh sách "tám" cùng đồng nghiệp hay trong những cuộc vui cùng bạn bè, một phút vô tình chia sẽ cùng bạn bè cũng sẽ biến bạn thành người thất nghiệp.

Thái độ không tốt

Bạn hay đi trễ, hay ngáp ngắn ngáp dài, lạm dụng internet vào việc riêng, hoặc có những câu nói như: việc gì chán thế, có lẽ mình xin nghỉ việc, mình ghét ông/bà (sếp) ấy, nghĩ sao mà kêu tôi làm cái này..., khi sếp giao việc thì tỏ vẻ khó chịu miễn cưỡng nhận, lúc sếp khiển trách thì không nhận lỗi đùng đẫy trách nhiệm cho người khác, thiếu tinh thần tập thể... Đó là những thái độ tiêu cực trong công việc, nếu bạn đang có một trong những thái độ này, bạn cần thay đổi nó ngay từ bây giờ. Thái độ làm việc là một phần quan trọng trong việc đánh giá nhân viên, nếu bạn không tốt về mặt này, bạn vẫn có thể "ra đi" bất cứ lúc nào.

Những lý do "củ chuối"

Những nguyên nhân trên là do bạn biến mình thành người bị sa thải, tuy nhiên có nhiều trường hợp bạn sẽ phải ra đi với những lý do hết sức "vô lý" mà bạn không thể ngờ tới: nhìn con bé này chị không thích em cho nó nghỉ việc đi, giọng nói nghe không lọt lỗ tai, nhìn mặt hao hao giống "tình địch", không phải "chân dài" nên không thể làm việc được... thế là cho off ngay.

Nguy hiểm hơn, bạn đang là đối tượng sếp đang hướng đến để "theo đuổi" nhưng tiếc thay bạn là "hoa đã có chủ" và chỉ xem sếp như người anh, chiến dịch "cua gái" thất bại, nhân viên nói ra nói vào khiến sếp tự ái. Từ người tình trong mộng bỗng nhiên bạn biến thành cái gai trong mắt sếp, và tất nhiên bạn "được" cho ra đi cũng là điều dễ hiểu. Đó là những trường hợp bị sa thải khiến người trong cuộc dỡ khóc dỡ cười, nhưng cũng đành chấp nhận vì người ta "có tiền có quyền".

Theo Pháp luật TP

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG