TPO - Ngày 17/11, BS Nguyễn Đình Tùng, Phó khoa Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TPHCM) cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp bị sán lá gan chui vào ống mật chủ.
TPO - Đột ngột vàng da, vàng mắt, đau bụng từng cơn nhưng không rõ nguyên nhân khiến người bệnh phải nhập viện điều trị. Trong quá trình nội soi thám sát, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có ký sinh trùng trong ống mật chủ.
TPO - Theo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.W (Bộ Y tế), tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ (liên quan thói quen ăn gỏi cá) ở một số tỉnh rất cao. Năm 2018, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại Hòa Bình là 24,4%; Nam Định 11,8%; Ninh Bình 21%; Thanh Hóa 21,6%; Phú Yên 15,3%.
TPO - Theo TS.BS Đoàn Thu Trà - Phó khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, hiện Khoa đang điều trị cho một bệnh nhân 70 tuổi (Ý Yên, Nam Định) bị áp xe gan do nhiễm sán lá gan. Nguyên nhân chính từ thói quen "nghiện" các món nem chua, gỏi cá, rau sống.
TPO - Ước tính hằng năm, người Việt Nam mất 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun, TS Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết tại lễ công bố chương trình “Tẩy giun cộng đồng 6116” tổ chức hôm nay (14/6) tại TPHCM.
Sán ở người là loại bệnh mà khá nhiều người Việt mắc phải nhưng lại ít được chú ý. Sán có thể vào cơ thể người một cách vô tình từ các loại rau, nước uống chưa được nấu chín.
TP - Ngày 23-12, tin từ Bệnh viện T.Ư Huế cho biết, khoa Ngoại nhi - Cấp cứu bụng của bệnh viện này vừa mổ thành công một ca bệnh hiếm do nhiễm sán lá gan dưới ngã ba đường mật, gây hẹp ống gan chung.