Từ một nước phải nhập khẩu, Việt Nam lọt top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, thu về vài tỷ USD mỗi năm. Giống lúa của nước ta nổi trội nên nông dân Thái Lan và Campuchia đua nhau trồng.
TP - Theo các doanh nghiệp (DN), việc Phillippines giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng gạo, tạo điều kiện cho gạo Việt Nam tiếp tục tăng cơ hội tại thị trường nhập khẩu gạo số 1 hiện nay. Tuy vậy, trong bối cảnh gạo Thái đang tìm cách tăng thị phần, các DN Việt cần tránh dìm hàng, giảm giá để cạnh tranh lẫn nhau, làm mất lợi thế như vừa xảy ra tại thị trường Indonesia.
Philippines và Indonesia đều là những thị trường lớn và truyền thống của gạo Việt Nam. Thế nhưng, Thái Lan cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này khiến cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
TPO - Giá gạo Việt Nam tăng chóng mặt tiềm ẩn những rủi ro, giảm sức cạnh tranh, khách hàng chuyển hướng sang mua gạo nước khác… Đó là những cảnh báo của doanh nghiệp tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam” diễn ra sáng 3/11 ở Cần Thơ.
TPO - Tính đến giữa tháng 10, Việt Nam xuất khẩu hơn 6,7 triệu tấn gạo, thu về trên 3,7 tỷ USD. Con số này đưa gạo Việt Nam chính thức lập kỷ lục lịch sử sau 34 năm tham gia thị trường thế giới.
TPO - Hiện có trên 200 thương nhân được Bộ Công Thương cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định số 107. Dù đã có quy định cụ thể về chế độ báo cáo nhưng đa số các thương nhân chưa thực hiện đúng chế độ, đặc biệt là tình hình ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu và hàng tồn kho ở từng thời điểm.
TP - Theo các chuyên gia, Việt Nam từng bỏ lỡ thời cơ khi giá gạo tăng nên việc các nước cấm xuất khẩu gạo hiện nay là cơ hội hiếm có để gạo Việt tăng tốc, chiếm lĩnh thị trường. Theo tính toán, nếu tăng diện tích trong năm nay xuất khẩu gạo có thể tăng thêm 500 triệu USD, bằng số tiền mà Ngân hàng Thế giới (WB) cho Việt Nam vay để thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.
TPO - Động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được xem là cơ hội cho gạo xuất khẩu của Việt Nam khi các thị trường tiêu thụ chuyển sang đặt hàng gạo Việt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cẩn trọng bởi vẫn lo ngại tiềm ẩn rủi ro.
TPO - Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong những ngày gần đây. Đặc biệt, trước nhu cầu lớn từ các thị trường vào dịp cuối năm, các doanh nghiệp Việt đang đầy ắp đơn hàng, dự báo xuất khẩu gạo cả năm có thể đạt hơn 7 triệu tấn với trị giá kỷ lục gần 4 tỷ USD.
TP - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, giá gạo Việt Nam đang trong đà tăng và tự tin tiếp tục cạnh tranh tốt với gạo của các nước đối thủ về mặt chất lượng.
TPO - Tổng lượng gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt mức 162.000 tấn, chiếm 11% lượng xuất đi của Việt Nam. Đáng chú ý, giá gạo Trung Quốc nhập của Việt Nam bình quân đạt 12,7 triệu đồng/tấn, cao hơn giá Việt Nam bán cho các nước khác khoảng 2,7 triệu đồng/tấn.
TPO - Trong khuôn khổ Hội nghị gạo thế giới diễn ra ở Manila (Philippines), gạo ST24 của Việt Nam đã xuất sắc vượt qua nhiều giống gạo của các nước khác để giành Giải Nhất cuộc thi gạo ngon thế giới 2019.
TP - Bộ NN&PTNT vừa dự báo, năm nay lượng gạo dư thừa sau cân đối cung cầu khoảng 7,3 triệu tấn; đồng thời đề nghị Bộ Công Thương phối hợp điều hành xuất khẩu gạo, trong bối cảnh xuất khẩu mặt hàng này đang sụt giảm mạnh.
Công ty Control Union Vietnam (Cơ quan đánh giá và chứng nhận Hà Lan tại Việt Nam) vừa trao chứng nhận nhãn hiệu gạo hữu cơ của Tổ chức quốc tế BIO Organic và nhãn hiệu gạo hữu cơ an toàn tuyệt đối có lợi cho sức khỏe (organic product) của Hoa Kỳ cho Công ty cổ phần Viễn Phú (Cà Mau).
TP - Ngày 27-4, tại TPHCM, Bộ công thương VN phối hợp với Bộ Thực phẩm, Nông lâm và thủy sản Hàn Quốc tổ chức hội thảo giới thiệu về quy chế đấu thầu gạo VN vào thị trường Hàn Quốc năm 2011.