TPO - Bão số 4 (bão Koinu) đã không giữ cường độ như mấy ngày trước mà đột ngột suy yếu rất nhanh. Dự báo tối nay đến ngày mai, 11/10, tàn dư của bão số 4 sẽ vào Vịnh Bắc Bộ.
TPO - Tối qua (9/10), bão số 4 đã suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới sau khi tương tác với khối không khí từ phương Bắc. Dự báo ngày hôm nay, áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu nhanh, ít khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
TPO - Một cơn bão mới - tên quốc tế là Bolaven - đã hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ở gần nơi mà cơn bão số 4 (Koinu) xuất phát. Đường đi ban đầu của bão Bolaven gần giống với bão Koinu, nhưng sau đó được dự báo sẽ có sự thay đổi. Đáng chú ý là bão Bolaven được dự báo sẽ trở thành siêu bão, sau đó còn có sự phát triển rất khó lường.
TPO - Hong Kong (Trung Quốc) gần như tạm ngừng tất cả các hoạt động khi bão Koinu (ở Việt Nam gọi là cơn bão số 4) áp sát. Hiện bão số 4 đang tăng tốc về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc). Theo dự báo thì cơn bão số 4 khi nào vào đất liền và ảnh hưởng đến thời tiết nước ta từ ngày nào?
TPO - Do tương tác với khối không khí lạnh tăng cường, bão số 4 dự báo suy yếu nhanh, có thể tan ngay trên đảo Hải Nam của Trung Quốc. Bão gây gió mạnh, sóng lớn trên vịnh Bắc Bộ nhưng ít khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
TPO - Sáng nay (8/10), bão số 4 vẫn duy trì cường độ của một cơn bão rất mạnh, dự báo có thể tiến vào vùng biển các tỉnh Bắc Trung Bộ nước ta trước khi tan dần.
TPO - Trong khi cơn bão số 4 (bão Koinu) vẫn đang rất mạnh thì ở gần nơi mà cơn bão này hình thành đã xuất hiện một áp thấp nhiệt đới mới. Áp thấp này được dự báo sẽ mạnh lên nhanh chóng và sẽ đạt cấp siêu bão ngay trong tuần sau.
TPO - Bão số 4 (bão Koinu) không nhanh chóng yếu đi như dự báo mà vẫn đang duy trì ở mức độ bão rất mạnh. Việc nó duy trì sức mạnh lâu như vậy là rất đáng ngạc nhiên. Bão số 4 được dự báo không chỉ ảnh hưởng mà sẽ đổ bộ vào nước ta khi nó chưa suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy cụ thể là cơn bão số 4 sẽ đổ bộ vào tỉnh nào?
TPO - Trong suốt sáng nay (7/10), bão số 4 gần như ít dịch chuyển, duy trì cường độ của một cơn bão rất mạnh và có khả năng cao tiến về vịnh Bắc Bộ trong những ngày tới.
TPO - Đêm qua và sáng sớm nay (7/10), bão số 4 tiếp tục mạnh lên, duy trì cường độ của một cơn bão rất mạnh, dự báo diễn biến còn rất phức tạp, khó lường.
TPO - Trái với các dự báo gần đây, cơn bão số 4 (bão Koinu) đột ngột tăng cấp trở lại vào chiều nay 6/10, hiện lại trở thành bão cực mạnh với sức gió 185 km/h. Không những vậy, dự báo hiện tại cho biết nó còn tiếp tục mạnh lên. Với cường độ như vậy, bão số 4 sẽ có đường đi thế nào trong vài ngày tới và ảnh hưởng đến những nơi nào ở nước ta?
TPO - Bão số 4 không suy yếu như nhận định ban đầu mà mạnh lên một cấp sau khi đi vào vùng biển phía Đông Nam của tỉnh Quảng Đông, dự báo còn diễn biến khó lường, trong đó có kịch bản có thể đi vào vịnh Bắc Bộ.
TPO - Theo dự báo mới nhất, cơn bão số 4 (bão Koinu) lại có sự thay đổi một chút về đường đi. Thay vì chỉ đi trên Biển Đông, giờ đây bão Koinu được dự báo sẽ đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sau đó hướng về phía miền Trung nước ta.
TPO - Sau khi đi vào Biển Đông chiều qua (5/10), bão số 4 bắt đầu giảm cấp nhanh. Dự báo bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, sau đó là hướng Tây Nam, ít khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
TPO - Bão Koinu mạnh lên thành bão dữ dội khi tiến vào Đài Loan (Trung Quốc). Cơ quan khí tượng ở đây đã xác nhận bão Koinu có sức gió giật kỷ lục, làm hỏng luôn máy đo sức gió của họ. Nhiều người đã bị thương do cơn bão này. Hiện bão Koinu đã vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4.
TPO - So với dự báo trước, bão Koinu hiện được dự báo là sẽ thay đổi về đường đi trong vài ngày tới và vào Biển Đông. Bán kính của cơn bão này cũng được cho là khá lớn. Vậy dự báo cụ thể thế nào và nó sẽ ảnh hưởng đến thời tiết nước ta ra sao?
TPO - Cơn bão Koinu đã mạnh lên nhanh và nhiều hơn dự báo của các trung tâm khí tượng trên thế giới, khi nó không những không yếu đi mà còn tăng cường độ lên sát cấp siêu bão lúc tiến vào Đài Loan (Trung Quốc). Thậm chí, đài khí tượng ở Đài Loan đã ghi nhận sức gió giật mạnh kỷ lục.
TPO - Trái với dự báo là bão Koinu sẽ giảm cường độ một chút khi tiến vào Đài Loan (Trung Quốc), cơn bão này bỗng nhiên mạnh lên thành bão dữ dội, rất gần cấp siêu bão, khi áp sát Đài Loan. Điều này, cộng với đường đi của bão Koinu, làm dấy lên mối lo ngại rằng bão sẽ tiến thẳng vào nhà máy điện hạt nhân.
TPO - Vẫn duy trì cường độ từ hôm qua, bão Koinu được cho là đã lên cấp siêu bão và sẽ sớm đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc). Trong khi bão Koinu còn đang rất mạnh như vậy, một nhiễu động nhiệt đới mới đã xuất hiện nối đuôi ngay đằng sau nó.
TPO - Sáng nay, 3/10, bão Koinu (ở Philippines gọi là bão Jenny) đã đạt đến sức gió cực đại trong cả quá trình tồn tại của nó. Hiện Koinu vẫn đang là bão cực mạnh, Philippines cho rằng cơn bão này đã gần đến mức siêu bão. Dự báo những ngày tới về bão Koinu là thế nào?
TPO - Bão KOINU đang đạt sức mạnh cấp 15, giật trên cấp 17 (tiệm cận cấp siêu bão), dự báo sẽ di chuyển vào Biển Đông trong sáng 5/10, tiếp tục duy trì cường độ rất mạnh.
TPO - Cơn bão Koinu (ở Philippines gọi là bão Jenny) đã trở thành bão cực mạnh vào chiều nay, 2/10. Đường đi của nó cũng hơi thay đổi so với dự báo ban đầu. Vậy theo dự báo hiện tại thì bão Koinu có thể đổ bộ vào những đâu?
TPO - Cơn bão Koinu (ở Philippines gọi là bão Jenny) đã trở thành bão rất mạnh vào trưa nay, 1/10, tức là nó tăng cường độ khá nhanh. Mà Koinu được cho là sẽ còn mạnh lên nữa do đang có các điều kiện thuận lợi. Dự báo cụ thể về cơn bão này là thế nào?
TPO - Cơn bão Koinu (ở Philippines gọi là bão Jenny) đang tiếp tục mạnh lên, được dự báo sẽ đi vào Biển Đông. Nhưng nó được cho là sẽ ảnh hưởng đến thời tiết nước ta ngay trong vài ngày tới.
TPO - Một cơn bão vừa hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ở biển Philippines, đã được đặt tên là bão Koinu (tên ở Philippines là bão Jenny). Theo những thông tin hiện tại, cơn bão này có thể sẽ đi vào Biển Đông khi nó ở cấp độ bão cực mạnh. Vậy dự báo về bão Koinu cụ thể thế nào?