TPO - Bão số 10 (Pabuk) đang di chuyển hơi lệch Nam hơn so với những dự báo ban đầu. Hiện tại, các dự báo gần như đều thống nhất rằng Pabuk có khả năng không tan hoàn toàn trên biển mà sẽ đi vào đất liền nước ta.
TPO - Giữa lúc điều kiện thời tiết rất xấu khi bão Fengal đổ bộ, một chuyến bay ở Ấn Độ đã cố hạ cánh. Tuy nhiên, máy bay nghiêng ngả và suýt gặp sự cố, đến mức cư dân mạng gọi đây là một trải nghiệm “hú hồn”, và phi công buộc phải từ bỏ ý định hạ cánh. Một lần nữa, thiên nhiên chứng minh sức mạnh không thể phủ nhận của mình.
TPO - Siêu bão Man-yi - “một cơn bão không giống cơn bão nào khác trong những năm gần đây” - đã tàn phá nhiều tỉnh thành ở Philippines khi nó đổ bộ những 2 lần. Video được quay từ trên cao cho thấy nhiều nơi ở Philippines ngập lụt mênh mông đến tận nóc nhà, khung cảnh vắng vẻ, tan hoang. Các lực lượng hỗ trợ ở đất nước này đang rất nỗ lực để giúp những người dân bị ảnh hưởng.
TPO - Trước khi siêu bão Usagi đổ bộ, bầu trời ở Philippines có màu đỏ sẫm hoặc hồng rực rất lạ, trông như thể được tô màu. Trời lặng gió, không gian rất tĩnh lặng trước cơn bão. Đây là hiện tượng gì và được giải thích thế nào?
TPO - Trong một tình huống rất hiếm, ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương đang có đến 3 cơn bão và một áp thấp nhiệt đới (sắp thành bão) hoạt động đồng thời. Trong đó, bão Yinxing đang ở Biển Đông. Một cơn bão nữa sắp vào Biển Đông, còn 2 cơn bão/ áp thấp nhiệt đới còn lại đi hướng về phía Philippines. Những cơn bão nối đuôi nhau khiến đường đi của chúng rối tinh vào nhau trên bản đồ.
TPO - Trong khi bão Yinxing (cơn bão số 7) đang ở thời kỳ thay đổi hướng di chuyển ở Biển Đông, thì dự báo Biển Đông sẽ đón một cơn bão nữa ngay trong 1 - 2 ngày tới, đó là bão Toraji. Như vậy, bão Toraji có khả năng lớn sẽ trở thành cơn bão số 8 theo cách gọi của nước ta.
TPO - Philippines thực sự không xa lạ gì với bão, thậm chí là bão mạnh. Tuy nhiên, Philippines dường như vẫn bị bất ngờ với bão Trami (Trà Mi/ cơn bão số 6), không dự đoán được rằng nó có sức tàn phá kinh khủng đến vậy và trở thành cơn bão gây thiệt hại lớn nhất về người ở Philippines trong năm nay, tính đến thời điểm này.
TPO - Các cơ quan khí tượng lớn trên thế giới liên tục thay đổi các mô hình dự báo do bão Trami (Trà Mi/ cơn bão số 6) diễn biến hết sức phức tạp. Theo nhận định mới nhất, có thể cơn bão này sẽ không quay ngược ra biển như nhiều dự báo ban đầu mà đi sâu vào đất liền ở miền Trung nước ta.
TPO - Bão Trami (Trà Mi/ cơn bão số 6) dường như đang thách thức cả những cơ quan khí tượng lớn nhất thế giới khi nó diễn biến rất phức tạp. Sau khi tưởng chừng chắc chắn rằng bão sẽ không đổ bộ nước ta, giờ đây các cơ quan khí tượng lại không thống nhất về việc này và có mô hình cho rằng bão sẽ cập bờ hoặc cũng có thể đổ bộ trực tiếp vào miền Trung nước ta.
TPO - Khi đổ bộ bang Florida (Mỹ), bão Milton đã gây ra một hậu quả mà người ta ít nghĩ tới khi nói đến bão: Nó khiến nhiều ngôi nhà gần như bị vùi trong cát. Đây là điều không dễ khắc phục nhanh chóng.
TPO - Cơn bão Milton đã tạo ra đợt “bùng phát lốc xoáy” ở bang Florida (Mỹ) với hàng chục lốc xoáy xuất hiện trước khi bão đổ bộ. Những lốc xoáy này đã gây thiệt hại về người trước khi bão Milton đi vào đất liền. Vậy tại sao có hàng chục lốc xoáy đi “mở đường” cho bão Milton như vậy?
TPO - Cơn bão lịch sử Milton đã đổ bộ bang Florida (Mỹ). Milton tung ra gió mạnh dữ dội, mưa lớn, và nguy hiểm nhất là nước dâng cao nhanh chóng. Chỉ trong 30 phút, nước trên đường phố dâng cao hơn 1,5 mét, tức là gần bằng chiều cao của một người lớn.
TPO - Nhiều chuyên gia ở Mỹ đã đưa ra đề nghị mở rộng thang bão, để có cả bão Cấp 6 - cho những cơn bão mạnh ngoại lệ như siêu bão Milton - thay vì giữ thang bão 5 cấp như hiện tại. Vậy bão Milton có thể trở thành bão Cấp 6 không?
TPO - Bão Milton ở Đại Tây Dương không chỉ mạnh mà còn có sự phát triển rất phức tạp. Sau khi yếu đi một chút lúc thay thế thành mắt bão, nó mạnh trở lại thành bão Cấp 5 - cấp cao nhất. Tức là, cơn bão này trở thành bão Cấp 5 đến 2 lần. Bão Milton cũng đang ghi tên mình vào nhiều danh sách kỷ lục khác.
TPO - Trong khi siêu bão Milton đang tiến về phía bang Florida (Mỹ), một nhà khí tượng học lúc cập nhật thông tin về cơn bão này đã không kiềm chế được cảm xúc mà nghẹn ngào và rơi nước mắt. Hình ảnh này khiến người xem cũng rất xúc động và không khỏi lo lắng.
TPO - Nhiều tuyến đường chính ở bang Florida (Mỹ) đang tắc nghẽn, khiến các tài xế phải chờ hàng tiếng đồng hồ, vì người dân cố gắng sơ tán trước khi cơn bão lịch sử Milton đổ bộ. Nhiều người dân thừa nhận rằng họ đang rất sợ hãi trước cơn bão này.
TPO - Từ một cơn bão được dự báo chỉ ở mức vừa phải, bão Milton ở Vịnh Mexico (Đại Tây Dương) mạnh lên nhanh đến mức các cơ quan khí tượng còn vất vả mới cập nhật kịp. Milton được gọi là “cơn bão thế kỷ”, dự báo đổ bộ vào bang Florida (Mỹ), nơi còn chưa khắc phục xong hậu quả của bão Helene.
TPO - Khi bão Krathon đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc), đã có gió giật cấp 14, có nơi gió giật trên cấp 17. Cơn bão này thể hiện sức mạnh mà con người khó lòng chống đỡ: Nhiều nhân viên cùng chặn cánh cửa của một cửa hàng để khỏi bị gió thổi bung, nhưng gió hất tung cả người lẫn cửa.
TPO - Nhiều người cho rằng bão Krathon mạnh hơn dự báo khi nó đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc). Những hình ảnh được ghi lại khi cơn bão này quét qua thành phố Cao Hùng cho thấy nó thực sự rất mạnh, với mưa gió xối xả, nước ngập chảy siết trên đường.
TPO - Cơn bão Krathon sau khi đi rất chậm thì đã đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc). Có nơi đã ghi nhận gió giật trên cấp 17. Đã có người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Một số người vẫn đi trên phố bị gió thổi ngã, không thể đứng dậy được.
TPO - Bão Helene, cơn bão mạnh nhất trong lịch sử từng đổ bộ khu vực Big Bend của bang Florida (Mỹ), đã gây thiệt hại nặng nề cả về người và của ở những nơi mà nó quét qua. Ngay cả khi bão đã tan dần thì nước lũ do bão vẫn làm sập một cây cầu, thậm chí cuốn luôn cây cầu đó theo dòng nước.
TPO - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
TPO - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.
TPO - Cơn bão Helene đang hướng về phía bang Florida (Mỹ), nơi nó được dự báo sẽ đổ bộ và trở thành một cơn bão lịch sử. Theo các số liệu thì cơn bão này có thể lớn hơn (về kích thước) và còn mạnh hơn, hoặc ít nhất là mạnh ngang bão Yagi khi đổ bộ. Hình ảnh vành mây của nó trông đã rất đáng sợ, như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên.
TPO - Chỉ 3 ngày sau khi cơn bão lịch sử Bebinca vào Thượng Hải (Trung Quốc), bão Pulasan lại đổ bộ thành phố này, mặc dù đây là nơi hiếm khi bị bão mạnh đổ bộ trực tiếp. Mưa lớn do bão Pulasan gây ngập đường ngập phố, nên một số người dân đã tự tìm cách để di chuyển giữa nước ngập.
TPO - Được dự báo là sẽ có sức gió mạnh khoảng cấp 8 khi đổ bộ, cơn bão số 4 (bão Soulik) không mạnh như bão số 3 (bão Yagi). Tuy nhiên, không ai có thể chủ quan vì bão số 4 có thể trút xuống lượng mưa rất lớn. Nhiều người tin rằng những cơn bão “yếu” thường gây mưa nhiều, có phải vậy không?
TPO - Áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông đã mạnh lên thành cơn bão số 4. Tuy nhiên, trên mạng xã hội có những thông tin là bão số 4 không hình thành (vẫn là và sẽ chỉ là một áp thấp nhiệt đới) hoặc thực ra bão đã vào đất liền rồi nên mới gây mưa lớn ở nhiều tỉnh thành miền Trung. Tại sao có những thông tin này và sự thật là thế nào?
TPO - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Bão di chuyển rất nhanh, ngay chiều nay đổ bộ đất liền Hà Tĩnh – Thừa Thiên Huế, gây gió giật mạnh và mưa lớn kéo dài.
TPO - Khi cơn bão Bebinca vừa đi qua Thượng Hải (Trung Quốc), những video được ghi lại trong cơn bão này đang được đăng và chia sẻ nhanh chóng trên mạng. Những hình ảnh đó cho thấy con sông cuộn sóng dữ dội, người đi đường bám vào cây để khỏi bị gió cuốn bay…, như một lời nhắc nhở rõ ràng về sức mạnh của thiên nhiên.