Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thừa nước
Để nhận biết cơ thể có đang dư thừa nước hay không, bạn cần chú ý các dấu hiệu sau đây:
Đi tiểu quá nhiều lần trong ngày, nếu bạn đi tiểu quá 10 lần trong ngày thì lúc này bạn cần xem lại việc bổ sung nước của mình. Nhiều người lầm tưởng tiểu nhiều là tốt, tuy nhiên việc này lại ảnh hưởng đến chức năng của thận, dễ gây tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nước tiểu trong veo, không có màu trong vàng như bình thường.
Khi bạn cảm thấy cơ thể có biểu hiện buồn nôn và nôn thì lúc này lượng kali và natri trong đã bị suy giảm do uống quá nhiều nước.
Nếu bạn uống hơn 10 cốc nước mỗi ngày thì tay chân và môi sẽ gặp tình trạng sưng lên hay đổi màu.
Uống nước ngay cả khi cơ thể không cảm thấy khát.
Tác hại của việc uống nhiều nước đối với cơ thể
Nước vô cùng quan trọng đối với cơ thể, tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta nạp quá nhiều nước vào cơ thể gây dư thừa và dẫn tới các bệnh nguy hiểm dưới đây:
Suy giảm chức năng của thận
Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể có chức năng lọc nước, lọc các chất độc hại. Vì vậy nếu bạn uống quá nhiều nước trong ngày sẽ khiến thận hoạt động quá tải, giờ làm quá nhiều, về lâu dài sẽ làm suy giảm chức năng của thận và gây nên nhiều bệnh như sỏi thận,..
Chuột rút
Cơ thể cần nước để làm chất bôi trơn cho các cơ quan hoạt động tốt. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước lại làm mất đi sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể dẫn đến tình trạng chuột rút, các cơ co thắt. Bên cạnh đó, việc cơ thể dư thừa nước khiến cơ thể phải đào thải một lượng nước lớn làm giảm mức điện giải dễ gây chuột rút.
Tổn thương tim
Tim của bạn sẽ dễ gặp tổn thương nếu uống quá nhiều nước, làm tăng thể tích máu có trong cơ thể, đồng nghĩa với việc tăng thêm gánh nặng cho tim. Những áp lực không cần thiết này dễ gây nên hư hỏng ở các mạch máu, nặng hơn là dẫn đến động kinh.
Tổn thương đến não bộ
Khi cơ thể bạn dư thừa nước sẽ khiến thận hoạt động quá tải, không thể xử lý tốt dễ gây mất cân bằng natri trong máu, điều này có thể khiến não và cơ thể bị tàn phá nghiêm trọng. Đây còn được gọi là tình trạng ngộ độc nước, nhiều biến chứng nặng nề hơn như hôn mê hoặc có thể tử vong.
Tâm trạng luôn căng thẳng, mệt mỏi
Nếu thận của bạn phải hoạt động quá tải để loại bỏ một lượng lớn nước dư thừa, điều này khiến kích tuyến thượng thận của cơ thể quá mức, đây là tuyến có trách nhiệm đối phó với các căng thẳng, mệt mỏi, lo âu.
Uống nước bao nhiêu là đủ?
Các chuyên gia thường xuyên khuyên rằng mỗi ngày bạn nên uống 2 lít nước để cung cấp đủ nước tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng vậy lượng nước cần thiết cung cấp cho cơ thể mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, cân nặng và còn tùy vào môi trường tác động bên ngoài.
Ví dụ như ở những ngày nắng nóng nực bạn mất nhiều nước do đổ nhiều mồ hôi, mất nước qua hơi thở,.. thì bạn cần bổ sung thêm nhiều hơn để bù lại lượng nước đã mất của bạn.
Và cũng không phải chỉ có uống nước là mới bổ sung nước cho cơ thể, ngoài ra còn có nhiều cách bổ sung nước cho cơ thể bằng các thực phẩm mà bạn ăn vào.
Vậy làm thế nào để biết được lượng nước cần cho cơ thể bạn một ngày là bao nhiêu?
Nó sẽ được xác định qua cách tính sau:
Cân nặng (lbs) x 0.5 = Lượng nước cần uống (oz)
Trong đó:
- 1 lbs = 0.5 kg
- 1 oz = 0.03 lít