Tác hại của rượu bia và những con số đáng báo động

Tác hại của rượu bia và những con số đáng báo động
Dân số Việt Nam đứng thứ 8 châu Á nhưng mức tiêu thụ rượu, bia thì đứng ngôi vị á quân. Tổng số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia ở nam giới hiện đang là 32,4% và chiếm tới 19,6% ở nữ giới. Việc lạm dụng rượu, bia ở Việt Nam đã trở thành hiểm họa, gánh nặng cho xã hội.

Việt Nam vô địch về tiêu thụ rượu, bia

Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam luôn ở trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ bia bình quân hằng năm cao nhất thế giới. Năm 2016, lượng tiêu thụ rượu, bia của Việt Nam đứng thứ ba châu Á và đứng thứ 64 thế giới. Năm 2017, sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam là 4,006 tỷ lít, thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao nhất thế giới.

Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho hay, mỗi người Việt Nam bình quân tiêu thụ 6,6 lít cồn một năm. Năm năm trước, tỷ lệ tiêu thụ chỉ 3,8 lít/năm. Tỷ lệ đàn ông Việt Nam uống rượu bia cũng cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới.

Về tiêu thụ rượu bia, Việt Nam giành ngôi "Á quân” Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới. Đặc biệt, tốc độ gia tăng sử dụng là đáng lo ngại khi chỉ 15 năm, Việt Nam tăng tới 74%. Đáng chú ý, trong số nam giới uống rượu, bia thì có một phần tư số người uống ở mức có hại. Người trẻ tuổi uống rượu bia đang gia tăng, trong đó tuổi vị thành niên, thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm.

Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, nghiên cứu về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn tại 195 quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 1990 - 2016, mỗi ngày, đàn ông Việt nạp vào người hơn 5 ly tiêu chuẩn (mỗi ly tiêu chuẩn chứa 10 gram cồn). Trên thế giới, chỉ Việt Nam, Bồ Đào Nha và các nước bán đảo Balkan là có mức tiêu thụ này.

Theo Báo cáo toàn cầu về An toàn giao thông của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, số người tử vong trên thế giới vì tai nạn giao thông là 1,35 triệu người; trong đó, có tới 35% số vụ xảy ra sau khi lái xe sử dụng rượu, bia. Ngoài việc trực tiếp gây mất an toàn cho bản thân và người khác, rượu, bia còn có tác hại lâu dài tới sức khỏe, gia đình và kinh tế - xã hội.

WHO cũng cảnh báo, Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số người chết và bị thương do tai nạn giao thông hằng năm, riêng năm 2018 đã có 24.970 trường hợp. Việt Nam cũng luôn có mặt ở nhóm đầu về số người chết do tai nạn giao thông vì sử dụng rượu, bia.

Gia tăng bạo lực gia đình, tâm thần vì rượu bia

Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương cho thấy, tỷ lệ điều trị tâm thần do rượu chiếm 5-6% số bệnh nhân tâm thần và có xu hướng gia tăng. Rượu là nguyên nhân của 31% vụ án gây thương vong, 33% vụ hiếp dâm tại Việt Nam. Khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội, 33,7% các vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng rượu, bia.

Trong một nghiên cứu mới đây ghi nhận, gần 70% người trả lời đã phải chịu một/một số tác hại từ người uống rượu, bia xung quanh mình (bạn bè, người quen, đồng nghiệp, người lạ và đặc biệt là người thân trong gia đình); 21% cha mẹ/người chăm sóc chính cho biết trẻ em trong gia đình đã chịu tác hại từ việc sử dụng rượu bia của người xung quanh và 14% gia đình có trẻ đã chịu ít nhất một trong năm tác hại liên quan gồm bị người uống rượu bia đánh đập, phải chứng kiến bạo lực nghiêm trọng liên quan đến rượu, bia trong gia đình, bị bỏ mặc, thiếu sự chăm sóc bảo vệ của người lớn, gia đình không còn tiền để chi cho các nhu cầu thiết yếu cho trẻ do thành viên hộ gia đình sử dụng rượu bia gây ra.

Trong số các hộ gia đình có người uống rượu bia, 10-15% hộ gia đình phải đối mặt với các vấn đề: bạo lực gia đình liên quan đến rượu, bia, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng; người uống rượu bia không muốn/không đủ sức khỏe để lao động, kiếm sống; người uống rượu bia không muốn/không đủ sức khỏe để đảm đương các công việc gia đình .

Nghiêm trọng hơn, phụ nữ và trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số đang là đối tượng gánh chịu tác hại từ việc sử dụng rượu bia của người xung quanh, đặc biệt là người trong gia đình. Trong đó, 50% phụ nữ cho biết người uống rượu bia nhiều gây các ảnh hưởng bất lợi nhiều nhất đến bản thân họ là người thân trong gia đình, cao gấp 7 lần so với ở nam giới (14,9%). 44,2% phụ nữ cho biết chồng/bạn tình là người uống rượu bia nhiều gây ảnh tiêu cực nhất, cao gấp 12,8 lần so với nam giới (6%).

Chỉ số phát triển con người Việt Nam (HDI) đứng thứ 116/182 trên thế giới, trong khi đó chỉ số sử dụng rượu bia của Việt Nam đang đứng ở vị trí 29.

Đến năm 2025, trong khi trên thế giới, mức tiêu thụ chỉ tăng từ 6,1 lít lên 6,2 lít và ổn định trong 15 năm qua thì dự báo mỗi người Việt tiêu thụ 7 lít cồn một năm. Nhưng thực tế, WHO cho biết, Việt Nam sẽ phải chạm mốc 8,6 lít cồn/năm. Đây là con số quá cao so với dự kiến, báo động về thực trạng sử dụng rượu, bia tại Việt Nam.

Dự tính của Việt Nam, vào năm 2025, Việt Nam tăng mức độ tiêu thụ số cồn khoảng 7 lít cồn/năm,

MỚI - NÓNG