Từ huyền thoại dãy Alps…
Dưới chân Apls xưa kia là nơi những người Celt sinh sống. Nền văn minh của Celt nổi tiếng về kỹ thuật rèn sắt, khởi thuỷ của ngành cơ khí.
Đó cũng là nơi mà những thế hệ người Thụy Sĩ và người Áo sau này tạo ra những thành tựu về cơ khí chế tạo. Đồng hồ, kính hiển vi, thang máy, và tất nhiên là cả cáp treo.
Hệ thống cáp trượt đầu tiên được chế tạo vào đầu những năm 1900, gồm một chiếc thùng và hệ thống guồng kéo dùng sức ngựa hoặc guồng nước. Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, du lịch bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở Lech và Zürs (Áo). Trượt tuyết đã phát triển thành một môn thể thao quốc gia, thay vì chỉ dành cho giới thượng lưu. Vì thế dẫn đến việc mở rộng cơ sở hạ tầng của khu vực và nhu cầu cung hệ thống cáp trượt tuyết tiếp cận từng vị trí trên sườn đồi dốc tại Zürs.
Một công ty gia đình tên là Doppelmayr đứng ra nhận nhiệm vụ. Trước đó, họ chỉ làm thang máy chở khách - cần biết rằng cho đến tận năm 1925, thế giới mới có chiếc thang máy điện tự động hoàn chỉnh đầu tiên. Nhưng chỉ 10 năm sau đó, Doppelmayr đã nhận thầu một chiếc “thang máy” khổng lồ tại Zürs.
Kondrad Doppelmayr và cáp treo đầu tiên của hãng.
Công trình hoàn thành năm 1937, với sức chuyên chở 420 khách/giờ. Hệ thống cáp treo trượt tuyết này trở thành biểu tượng quốc gia Áo và gây tiếng vang vượt ra ngoài biên giới.
Nhưng con trai của Kondrad, Artur Dopplemayr mới là người nâng tên tuổi Doppelmayr ra toàn cầu. Năm 1967, cậu cử nhân trường Đại học Kỹ thuật Graz tiếp quản vị trí giám đốc điều hành. Chỉ bốn năm sau, Doppelmayr đã không còn là một nhà sản xuất cáp uy tín tại nước Áo: nó trở thành công ty dẫn đầu thế giới. Doppelmayr quen với những kỷ lục thế giới và không ngừng tạo ra chúng.
…Đến cái bắt tay làm nên những kỷ lục
Năm 2008, các nhà sáng lập tập đoàn Sun Group đi tìm lời giải cho một vấn đề đau đầu: đánh thức núi Bà Nà, một địa điểm du lịch nổi tiếng từ thời Pháp nhưng gần như không thể khai thác hiệu quả với địa hình và hạ tầng giao thông đường bộ. Khách sẽ mất rất nhiều thời gian để lên đến đỉnh núi.
Cáp treo là câu trả lời. Nhưng ai sẽ làm được cáp treo tại Bà Nà? Để đưa được khách lên đỉnh núi, người ta sẽ cần một trong những hệ thống cáp treo dài nhất thế giới, và hệ thống cáp này khả năng sẽ có độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất thế giới.
Nếu như các khu nghỉ trượt tuyết, địa hình quen thuộc của cáp treo, nằm ở các vùng cao nguyên nơi mà chân núi vốn đã rất cao so với mực nước biển; thì chân núi Bà Nà, hay chính xác là ngoại ô Đà Nẵng, nơi các du khách sẽ xuất phát, nằm khá gần biển, tức là độ cao giữa chân núi và đỉnh núi rất lớn.
Để tạo ra điều phi thường, cần những "gã khổng lồ" chung sức. Và cái tên Doppelmayr đã được Sun Group lựa chọn.
Lúc này, Doppelmayr đã trở thành một tập đoàn toàn cầu. Artur đã nghỉ hưu, và người con trai Michael còn tham vọng hơn cả các bậc tiền nhân, khi sáp nhập công ty với Garaventa, một nhà sản xuất cáp lâu đời tại Thụy Sĩ để tạo thành Doppelmayr Garaventa.
Việc thi công trên núi Bà Nà là một quá trình gian khổ: những khu rừng nhiệt đới đòi hỏi một cách ứng xử khác với những ngọn núi Alps, khi đề bài của chủ đầu tư Sun Group là không được phép gây ảnh hưởng đến thảm thực vật phía dưới. Những đế bê tông phải thi công trong một diện tích ngặt nghèo – vì mục tiêu của cáp treo chính là “du lịch không tiếp cận”, khi khách đi trên trời và toàn bộ hoạt động di chuyển chỉ chạm đến rừng bằng một chiếc cột chống.
Cáp treo Bà Nà ra đời, nhận 2 kỷ lục Guinness. Đó thực sự là hệ thống cáp treo một dây dài nhất thế giới (5.042,62m), và là tuyến cáp có độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (1.291,81m).
Những kỷ lục đã được tạo ra. Một công trình mang dấu ấn vượt thời gian đã mở ra chương mới cho không chỉ "nàng công chúa ngủ quên" Bà Nà mà cả du lịch Đà Nẵng. Đó là Doppelmayr Garaventa, và là Sun Group. Họ tự đặt cho mình sứ mệnh chinh phục những điều bất khả. Tiếp đó, những kỷ lục mới cho Bà Nà tiếp tục được xác lập. Năm 2019, World Travel Awars – "Oscar của ngành du lịch thế giới" vinh danh cáp treo tại Sun World Ba Na Hills là "Hệ thống cáp treo hàng đầu thế giới".
Sau Bà Nà, là cáp treo Fansipan tại Sa Pa. Và tiếp đó lại một đề bài khó: Cáp treo Nữ hoàng tại Sun World Ha Long Complex, Quảng Ninh. Lần này, đề bài mà tập đoàn Sun Group đưa ra khiến cho chính những nhà điều hành Doppelmayr Garaventa phải giật mình. Họ cần xây một trụ cáp khổng lồ trên biển. “Ở Hạ Long khó mà xây được một trụ cáp to như vậy”, Arno Inauen, tổng giám đốc Garaventa AG, công ty con của Doppelmayr Garaventa tại Thụy Sĩ nhớ lại. “Tôi khó có thể quên được những thử thách mà đội chúng tôi đã phải vượt qua để có thể kéo cáp lên đỉnh trụ cáp cao nhất thế giới”.
Tại Hạ Long, họ đã xây dựng lên trụ cáp cao nhất thế giới (188,88 m) và lắp đặt cabin có sức chứa lớn nhất thế giới (230 người). Chính các nhà điều hành Doppelmayr Garaventa phải khẳng định rằng họ sẽ không thể hoàn tất những công trình này nếu không có sự nhiệt tình và tâm huyết của đội ngũ kỹ sư và công nhân Việt Nam.
Đặc trưng của những người tiên phong, là họ không chấp nhận các tiền lệ của thế giới. Người ta đã chấp nhận gondola và chairlift riêng biệt một thế kỷ trước khi chondola ra đời. Cũng trong một thế kỷ, đường bộ là cách duy nhất để lên với Bà Nà và Fansipan. Và trong nhiều thế kỷ, khung cảnh của Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long chỉ có thể được ngắm nhìn từ ngang tầm mắt, trên thuyền hoặc dưới bờ cát.
Khi những người tiên phong gặp nhau, có thể tin rằng rồi sẽ còn nhiều bức tường bất khả được phá vỡ. Có một điều đặc biệt của Doppelmayr Garaventa khi làm việc cùng Sun Group: tất cả các hệ thống cáp treo họ xây dựng cùng nhau đều được ghi nhận bởi sách kỷ lục Guinness. “Đó là điều chúng tôi có thể khoe với các đối tác tương lai của mình”, Arno Inauen nói.