> Nghi ngờ sữa Aptamil có hàm lượng nhôm cao
> Sữa chứa lượng nhôm cao bất thường
Hiện nay, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm của quốc tế chưa quy định mức giới hạn tối đa an toàn của nhôm trong thực phẩm, ngay cả đối với các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, năm 2011, Ủy ban hỗn hợp chuyên gia của FAO và WHO về phụ gia thực phẩm (JECFA) đã thiết lập mức ăn vào hằng tuần có thể chấp nhận được đối với phơi nhiễm nhôm qua thực phẩm là 2 mg/kg thể trọng/tuần.
Trong khi đó, Cục An toàn thực phẩm ước tính lượng nhôm phơi nhiễm tối đa có thể có đối với trẻ nhỏ khi sử dụng hoàn toàn sản phẩm dinh dưỡng là 0,49 - 0,56 mg/kg thể trọng/tuần, thấp hơn so với ngưỡng an toàn của JECFA nêu trên. Thực tế, trẻ dưới 1 tuổi thường ăn sữa mẹ là chủ yếu và có thể sử dụng thêm sản phẩm dinh dưỡng công thức khi không đủ sữa mẹ. Do vậy, trong trường hợp này, mức phơi nhiễm nhôm vào cơ thể trẻ sẽ thấp hơn mức ước tính nêu trên.
Cục An toàn thực phẩm cho biết, sẽ tiếp tục chỉ đạo lấy mẫu trên diện rộng để kiểm nghiệm hàm lượng nhôm đối với các sản phẩm Aptamil xuất xứ Anh đang lưu thông trên thị trường.