Sự thật về cậu bé mắt mèo nhìn xuyên đêm
Tin về một cậu bé ở Trung Quốc với đôi mắt xanh như mắt mèo có khả năng cực kỳ kinh ngạc khi nhìn thấy rõ mọi thứ trong bóng tối như ban ngày đang làm xôn xao trong giới khoa học.
Ảnh minh họa. |
Cậu bé trên tên là Nong Yousui ở Dhua, Trung Quốc. Khả năng này của cậu lần đầu được phát hiện vào năm 2009, nhưng vẫn chưa được chú ý nhiều. Đến nay, tin tức đó đã được lan truyền rộng khắp ở các trang mạng.
Trước đó, Nong Yousui được mô tả là người có đôi mắt màu xanh da trời giống như mắt mèo Xiêm, khi được chiếu sáng bởi ánh đèn pin. Và cậu có thể nhìn ban đêm rõ tới mức điền rõ các câu hỏi đưa cho từ các phóng viên tới thăm cậu năm 2009.
Nếu đây là khả năng có thật, thì cậu bé sẽ là chủ đề thú vị để các nhà khoa học về mắt, sinh vật học tiến hóa, di truyền học tìm hiểu.
Nhận định ban đầu từ một số nhà khoa học thì màu mắt của Nong Yousui tuy không đen nhưng không phải là sự tiến hóa.
Tầm nhìn ban đêm hoàn toàn có thể thực hiện được bởi một lớp tế bào Tapetum lucidum, thường có trong mắt mèo và các động vật sống vào ban đêm. Lớp tế bào đó sẽ phản chiếu chùm sáng khi rọi thẳng và hình thành đường sáng đến vật chiếu sáng. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, có thể mắt của cậu bé này giống như mắt mèo.
Nhưng theo James Reynolds, một bác sĩ nhãn khoa Nhi khoa tại Đại học bang New York ở Buffalo, lại cho rằng, đoạn video chụp mắt của Nong Yousui cũng đơn giản giống như chụp mắt báo vào ban đêm. Hơn nữa khả năng đột biến mắt của cậu bé để tạo ra tế bào Tapetum lucidum là rất khó xảy ra. Chuyện đó là không tưởng cũng giống như chuyện con người sinh ra có đôi cánh.
Reynolds cho rằng, có thể võng mạc mắt của Nong Yousui chứa nhiều tế bào hình que hơn bình thường, giúp mắt phát hiện ánh sáng tốt hơn. Hoặc cũng có thể video trên chỉ là một trò lừa bịp.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác đề nghị cần phải tiến hành một đợt kiểm tra nhãn khoa để kiểm chứng thực hư câu chuyện trên về cậu bé.
Theo Khánh Hưng
Livescience/Đất Việt