Sư giả cạo đầu cho nhau đi xin tiền

 Sư giả cạo đầu cho nhau đi xin tiền
Giúp nhau cạo đầu rồi khoác lên chiếc áo tu hành, nhiều sư giả rong ruổi khắp các chợ miền Tây để xin tiền rồi đón xe về 'đại bản doanh' ở An Giang.
 Sư giả cạo đầu cho nhau đi xin tiền ảnh 1

Các khu nhà trọ gần bến xe cũ ở TP Long Xuyên (An Giang) là nơi tập trung nhiều "giang hồ tứ chiến". Trong đó có rất nhiều đàn ông, phụ nữ cạo trọc đầu, giả nhà sư. Sau một ngày đi "khất thực", một phụ nữ tên Nam ra vòi nước cạo đầu cho bà Hà (áo đỏ).

 Sư giả cạo đầu cho nhau đi xin tiền ảnh 2

Một người đàn ông khoảng 60 tuổi cạo trọc đầu ở TP Long Xuyên được gọi là ông Chín. Ông này đang uống cà phê gần bến xe cũ An Giang.

 Sư giả cạo đầu cho nhau đi xin tiền ảnh 3

Hôm sau ông này xuất hiện trên đường phố Cần Thơ với chiếc áo thầy tu.

 Sư giả cạo đầu cho nhau đi xin tiền ảnh 4

Bà Hà với bà Nam (đi sau) thì "khất thực" trong một khu chợ miền Tây khác.

 Sư giả cạo đầu cho nhau đi xin tiền ảnh 5

Gần 12h trưa, 2 bà đón xe về An Giang. Trên xe, 2 sư giả này lấy tiền lẻ ra đếm.

 Sư giả cạo đầu cho nhau đi xin tiền ảnh 6

Ở một khu chợ khác, một sư giả đang nhận tiền của người đi đường.

 Sư giả cạo đầu cho nhau đi xin tiền ảnh 7

Theo Đại đức Thích Bình Tâm - Phó ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ - tất cả các tăng, ni đi khất thực phải được sự cho phép của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, thành và chỉ nhận thức ăn, không nhận tiền.

 Sư giả cạo đầu cho nhau đi xin tiền ảnh 8

Những người giả sư này, sau khi tiền đầy túi đã đón xe ôm ra quốc lộ 1A để về An Giang. Đại đức Bình Tâm cho hay, Giáo hội Phật giáo TP Cần Thơ đã có kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các chuyến tuần hành để phát hiện những người giả dạng nhà sư đi khất thực để có biện pháp giáo dục.

 Sư giả cạo đầu cho nhau đi xin tiền ảnh 9

Trên chuyến xe này có bà Hà và bà Nam đang ngồi đếm tiền. Theo tài xế, hàng ngày họ đã nhẵn mặt các sư giả trên khắp các chuyến xe miền Tây bắt đầu từ lúc rạng sáng. Buổi trưa, các sư giả này đón xe về Cần Thơ rồi tiếp tục đi xe chuyền về "đại bản doanh" ở An Giang. ... "Những người giả sư đi xin tiền đều nghèo và nhiều người không biết nên cho tiền. Nếu là nhà sư chân chính thì thuê vài triệu đồng để đi khất thực bằng cách xin tiền thì cũng không ai làm. Do đó, sư giả là giả, thật là thật, không ảnh hưởng gì đến Giáo hội Phật giáo", Đại đức Bình Tâm nêu quan điểm.

Theo Ngôi Sao
Tin liên quan