Snowden và quyền lực của ông Putin

Snowden và quyền lực của ông Putin
TP - Tạp chí Mỹ Forbes giải thích lý do Tổng thống Nga Vladimir Putin được bình chọn là người quyền lực nhất thế giới năm 2013 là nhờ đã lèo lái tốt nước Nga, đặc biệt là vai trò nổi bật của một đại cao thủ trong ván cờ khủng hoảng Syria.

> Snowden được trợ giúp gần 50.000 USD
> Snowden giúp Đức điều tra vụ thủ tướng bị nghe lén

Nhưng Forbes lại bỏ qua “cơn địa chấn” mang tên Edward Snowden, một quân bài rõ ràng đã giúp ông Putin xác lập quyền lực đỉnh cao.

Có thể khẳng định trên thế giới chỉ duy nhất nước Nga của ông Putin mới đủ tầm cỡ và bản lĩnh chơi con bài Snowden. Ông Putin đã phớt lờ mọi dọa nạt, áp lực cực lớn từ phía Mỹ, quyết định cấp quy chế tị nạn tạm thời cho Snowden. Mỹ cũng không dám làm căng quá vì hiểu rõ còn cần đến Nga. Quả đúng thế, chính Nga và Tổng thống Putin đã mở lối thoát danh dự và “cứu bàn thua trông thấy” cho Mỹ và cá nhân Tổng thống Barack Obama trong cuộc khủng hoảng Syria.

Những tưởng vụ bê bối Snowden đã khép lại, bị chìm lấp bởi căng thẳng Syria rồi cuộc khủng hoảng đóng cửa chính phủ và nguy cơ Mỹ vỡ nợ. Nhưng Snowden (hoặc là Nga) có vẻ không muốn thế giới lãng quên vai trò của mình quá nhanh. Snowden tái xuất khiến Mỹ và các đồng minh liên tục “việt vị” bằng việc tiết lộ Mỹ theo dõi các nước đồng minh thân thiết ở châu Âu, nghe lén 35 nguyên thủ nước ngoài, kể cả Thủ tướng Đức Angela Merkel. Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý… đều nổi xung đòi Mỹ phải giải thích việc do thám “không thể chấp nhận” giữa bạn bè với nhau. Tuy nhiên, dù biểu thị sự giận dữ với Mỹ, nhưng không nước nào đòi hoặc có hành động trả đũa sát ván.

Chỉ đến khi các quan chức tình báo chóp bu Mỹ ấm ức ra điều trần trước Quốc hội, người ta mới ngã ngửa rằng, còn nhiều sự thật phũ phàng khác. Trước đó, ông Obama vẫn chối đây đẩy không biết gì về việc nghe trộm điện thoại của bà Merkel. Dù không nói thẳng, nhưng tướng James Clapper cho biết tình báo Mỹ chẳng làm gì mà lại không báo cáo. Ông Clapper cũng nói huỵch toẹt tất cả những dữ liệu tố cáo “Mỹ nghe lén” đồng minh châu Âu đều do các cơ quan tình báo nước này trao cho.

Báo Anh The Guardian ngày 1/11 tiết lộ tài liệu mới của Snowden về sự thật này và nói rằng cơ quan tình báo điện tử Anh (GCHQ) đã phối hợp với đồng nghiệp nhiều nước châu Âu nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động do thám. Theo tài liệu mật, GCHQ có thỏa ước mật với tình báo Mỹ về khai thác và chia sẻ thông tin, song tình báo Anh cũng giúp cơ quan tình báo liên bang Đức (Bundesnachrichtendienst, BND) cải tổ hay lách luật giới hạn khả năng giám sát. Tình báo Anh còn tham gia đào tạo nhân sự cho Tổng cục an ninh đối ngoại Pháp (GGSE) cũng như hợp tác theo dõi, thu thập thông tin với cơ quan này. Tình báo Anh trong kỷ nguyên số đã trở thành cột trụ hoạt động do thám ở châu Âu, là đối tác mật thiết của NSA qua chương trình “Five Eyes”, thiết lập sự hợp tác khăng khít giữa tình báo Mỹ và Canada, Úc, New Zealand, Anh.

Chính trị gia Đức Hans-Christian Stroebele vừa gặp Snowden tại Mátxcơva cho hay cựu mật vụ Mỹ “biết rất nhiều” và sẵn sàng cho Đức biết những gì họ cần, nhưng Snowden thích một phiên điều trần trước các nghị sĩ Mỹ hơn. Cái nguy là ở sự “biết rất nhiều” của Snowden lại đang nằm trong tay Nga.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.