Sau Hội An sẽ là điểm đến nào nói ‘không’ với thịt chó, mèo

0:00 / 0:00
0:00
Một năm trước, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã cam kết không tiêu thụ thịt chó, mèo nhằm hướng đến bảo vệ động vật và sức khỏe cộng đồng; đồng thời, xây dựng Hội An là thành phố du lịch thân thiện, không tiêu thụ thịt chó, mèo. Sau Hội An sẽ là điểm du lịch nào?

Hà Nội - phố hòa bình, là điểm đến thân thiện và mến khách đối với du khách trong nước và quốc tế. Theo Sở Du lịch Hà Nội, 9 tháng đầu năm 2022, tổng lượt khách du lịch đến Thủ đô đạt gần 14 triệu lượt tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Du khách sẽ khó chấp nhận nếu bắt gặp cảnh bạo lực, giết mổ, mua bán thịt chó, mèo.

Thêm vào đó, ttheo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng 59.000 người chết vì bệnh dại và hơn 10 triệu người cần tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Nguy cơ mắc bệnh dại một phần liên quan trực tiếp đến việc buôn bán, giết mổ chó, mèo.

Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm ghi nhận 75 trường hợp tử vong do bệnh dại, và khoảng 400.000 người bị chó, mèo cắn cần điều trị dự phòng bằng vắc xin dại, với kinh phí ước tính lên đến hơn 300 tỷ đồng/năm. Các chuyên gia khuyến cáo, từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo để tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm (dại, xoắn khuẩn, tả…) cũng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho du khách và người dân.

Bác sĩ Karanvir Kukreja, Trưởng chương trình Động vật đồng hành tại Đông Nam Á của FOUR PAWS, cho biết: “Đã có một số khảo sát chứng minh sự hiện hữu của bệnh dại ở các cơ sở giết mổ chó, kể cả ở Việt Nam. Ngoài ra, việc buôn bán thịt chó, mèo và nạn trộm cắp vật nuôi đồng nghĩa với việc những con vật đã được tiêm phòng liên tục bị loại bỏ – điều này có nghĩa là việc đạt được mức độ tiêm phòng đầy đủ để loại trừ bệnh dại trên thực tế là không thể. Và có khả năng cao là một mầm bệnh mới có thể xuất hiện từ hoạt động buôn bán thịt chó, mèo”.

Sau Hội An sẽ là điểm đến nào nói ‘không’ với thịt chó, mèo ảnh 1

Ngoài ra, việc buôn bán thịt chó, mèo và nạn trộm cắp vật nuôi đồng nghĩa với việc những con vật đã được tiêm phòng liên tục bị loại bỏ

Tháng 12 năm ngoái, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã ký thỏa thuận hợp cam kết không tiêu thụ thịt chó, mèo với tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu FOUR PAWS. Thỏa thuận này không những hướng đến phúc lợi động vật mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đây có thể được coi là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện phúc lợi vật nuôi thông qua các chương trình tiêm chủng và loại trừ bệnh dại, giúp ngăn bệnh dịch bùng phát; đồng thời, xây dựng Hội An là thành phố du lịch thân thiện, không tiêu thụ thịt chó, mèo.

Theo một cuộc khảo sát của FOUR PAWS vào năm 2021, đa số người dân mong muốn Chính phủ cùng chung tay hành động chấm dứt vấn nạn giết mổ, buôn bán và tiêu thụ chó, mèo. Trong đó, có tới 91% người tham gia khảo sát cho rằng nên đưa ra khuyến nghị cấm, hoặc không khuyến khích việc buôn bán thịt chó, mèo; và 88% người Việt Nam ủng hộ việc cấm nạn buôn bán này. Để xây dựng một thành phố hòa bình, thân thiện, các công ty du lịch cũng góp phần không nhỏ cùng chiến dịch chấm dứt vấn nạn buôn bán tiêu thụ thịt chó mèo. Hiện đã có hơn 80 cam kết của các công ty lữ hành chung tay cùng với chiến dịch. Điều này cho thấy mong muốn chấm dứt vấn nạn này là của đông đảo tầng lớp công chúng.

Sau Hội An sẽ là điểm đến nào nói ‘không’ với thịt chó, mèo ảnh 2

Đông đảo tầng lớp công chúng mong muốn chấm dứt vấn nạn buôn bán và tiêu thụ thịt chó mèo.

Ông Rob Rankin - Giám đốc quốc gia - Công ty du lịch cao cấp Abercrombie & Kent -Việt Nam, cho biết: “Tại Việt Nam, chúng tôi cảm thấy rằng việc buôn bán thịt chó, mèo ảnh hưởng tiêu cực đến đất nước này như một điểm đến du lịch. Bạn biết đấy, trong lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi, chúng tôi muốn quảng bá Việt Nam như một điểm đến thân thiện, văn minh, tươi đẹp, và an toàn. Nạn buôn bán thịt chó, mèo không thể giúp chúng tôi làm điều đó. Thứ nhất, khách du lịch không thích hành vi ngược đãi động vật ở bất cứ đâu trên thế giới. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều những tour ở Châu Phi, ở Việt Nam, ở Đông Nam Á và trên khắp thế giới, những người yêu động vật không muốn nhìn thấy động vật bị hành hạ hay bị đối xử một cách tàn nhẫn, và đương nhiên sẽ không ủng hộ nạn buôn bán thịt chó, mèo”.

Trước đó, thành phố Siem Reap - Campuchia, một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới, sau khi thảo luận với FOUR PAWS, cũng có quyết định cấm buôn bán thịt chó, mèo vào năm 2020, và đang tiến hành thực thi lệnh cấm ở bước tiếp theo.

Bà Ninh Thị Phương Thảo - Điều phối viên chương trình Chấm dứt buôn bán thịt chó và mèo tại Việt Nam của FOUR PAWS nhấn mạnh: “Chúng tôi khuyến khích Hà Nội sẽ tiếp bước Hội An bắt tay thực hiện các bước cụ thể để chấm dứt vấn nạn buôn bán thịt chó, mèo, và sẽ có những bước tích cực để thành công như thành phố Siem Reap ở Campuchia”.

Hiện tại, FOUR PAWS đang hợp tác chặt chẽ với chính quyền Hội An để giúp họ đẩy mạnh tiến độ giải quyết triệt để vấn đề tiêu thụ thịt chó, mèo; đồng thời, đã phát động một chiến dịch khách du lịch viết thư gửi tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, bày tỏ mối quan ngại về việc tiêu thụ chó, mèo; và chỉ sau vài tuần đã có hàng ngàn thư được gửi đi. Đây là những sự ủng hộ mạnh mẽ để tiến tới chấm dứt vấn nạn này vì lợi ích của ngành du lịch và sự phát triển của xã hội.

Để tiến tới một Việt Nam thân thiện không thịt chó, mèo và bảo vệ phúc lợi vật nuôi. Ngày 8 tháng 12 tới, FOUR PAWS sẽ tổ chức buổi đối thoại với các bên hữu quan để thảo luận về các giải pháp cho vấn đề này.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.