Toàn cảnh toạ đàm trực tuyến Sáng tạo làm chủ trong bảo dưỡng công trình dầu khí
Ngày 24/11, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) phối hợp với Báo Lao Động tổ chức toạ đàm trực tuyến “Sáng tạo, làm chủ công nghệ trong bảo dưỡng trong các công trình dầu khí”.
Tại toạ đàm, ông Trần Quang Dũng – Trưởng ban Truyền thông và văn hoá doanh nghiệp (PVN) cho biết, lao động góp phần mang lại giá trị cho ngành dầu khí. Giá trị ngành dầu khí mang lại không chỉ đo đếm bằng thùng dầu, khối khí và nguồn ngoại tệ cho đất nước. Trên hết, người lao động dầu khí đóng góp lao động trí tuệ để làm giàu cho ngành công nghiệp dầu khí nói riêng và đất nước nói chung.
“Câu chuyện ngành Dầu khí năm 2020 là năm có một biến cố cực kỳ phức tạp, ngành Dầu khí chịu khủng hoảng kép là dịch bệnh và giá dầu suy giảm, tưởng như không thể gượng dậy. Nhưng trong điều kiện hết sức khó khăn thiếu thốn về trang bị, các chuyên gia nước ngoài không sang được, nhiều đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã sáng tạo, làm chủ công nghệ, hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa, các công trình dầu khí, tiêu biểu như: Sửa chữa Giàn khoan Đại Hùng 01, bảo dưỡng nhà máy xử ký Khi Dinh Cố, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Đạm Cà Mau”, ông Dũng cho biết.
Tại toạ đàm, các đơn vị đã chia sẻ kinh nghiệm bảo dưỡng tổng thể thành công trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành.
Ông Mai Tuấn Đạt, Giám đốc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã chia sẻ những kinh nghiệm trong bảo dưỡng tổng thể. Tại nhà máy lọc dầu Dung Quất, chúng ta đã giảm sự phụ thuộc vào nhà thầu, chuyên gia nước ngoài, tăng tỉ trọng tự thực hiện và sử dụng nguồn lực trong nước. Công ty Bình Sơn cũng liên tục đổi mới sáng tạo nâng cao độ ổn định, hiệu quả vận hành, đạt trên 1.800 ngày vận hành liên tục.
“Những năm đầu vận hành đã có sự cố dừng vận hành năm 2013 nhưng từ những năm 2016 không còn những sự cố gây gián đoạn vận hành. Đây là một thành tựu đáng tự hào. Đặc biệt ngay tại nghị trường này của Báo Lao Động, tôi xin cung cấp thông tin, từ năm 2016, tại nhà máy đã không còn tai nạn mất giờ công, đạt trên 28 triệu giờ công an toàn. Các chỉ số vận hành, về mặt công suất, Nhà máy lọc dầu Dung Quất tự hào đạt chỉ số khai thác trong nhóm 25% các nhà máy lọc dầu xuất sắc nhất thế giới. Các chỉ số tiết kiệm năng lượng, tổn hao cũng được kéo giảm liên tục. Công tác bảo dưỡng, thời gian bảo dưỡng rút ngắn liên tục, lần đầu tiên 60 ngày, lần thứ hai 53 ngày, lần thứ ba và thứ 4 là 51 ngày”, ông Đạt chia sẻ.
Ông Đặng Quang Hùng, Phó Giám đốc Nhà máy – Trưởng ban quản lý bảo dưỡng Nhà máy Đạm Cà Mau, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau cho biết, Nhà máy Đạm Cà Mau với tổng sản lượng 800.000 tấn Ure/năm tương đương với 2.385 tấn Ure/ngày. Giá trị cốt lõi “Tiên phong – trách nhiệm - ân cần - hài hòa; với sự mệnh góp phần đảm bảo nguồn cung cấp phân bón, và an toàn lương thực bằng cách tiên phong cung cấp giải pháp xây dựng cây trồng. Tầm nhìn là sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và khu vực về sản xuất phân bón và hóa chất.
Trên thị trường, Công ty phần lớn cung cấp phân bón tại khu vực Đông Nam Bộ, Campuchia và Tây Nguyên. Đạt doanh thu khoảng 7.000 tỉ đồng, lợi nhuận dao dộng từ 400-600 tỉ đồng/năm sau thuế.
Công tác bảo dưỡng Công ty cũng áp dụng các công nghệ tiên tiến. Công ty áp dụng công tác quản trị, thành lập các bộ máy, quy trình bảo dưỡng định mức bảo dưỡng. Công tác bảo dưỡng được hoạch định, đánh giá. Do công ty ở xa các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu thế nên Công ty CP Đạm Cà Mau luôn chủ động trong công tác vật tư và chủ động gia công vật tư.
Về nguồn nhân lực, tổ bảo dưỡng của Công ty CP Đạm Cà Mau có hơn 230 người, tổng nhà máy có khoảng 742 người. Về mô hình bảo dưỡng, sửa chữa, Công ty đã áp dụng cách làm rất khoa học. Tất cả trên hệ thống CMS đã được ghi lại hết toàn bộ các thông tin về lịch sử thiết bị, quá trình theo dõi thiết bị với mục đích tối ưu hóa chi phí và đưa ra lí do vì sao phải trả tiền để sửa chữa thiết bị đó. Nâng cao năng lực nhân sự bảo dưỡng, Công ty đã xây dựng vector đào tạo, phát triển chuyên gia, thực hiện chính sách thu hút nhân sự với mục đích ổn định nhân sự để được mang đi đào tạo, thực hành.
“Từ đó, tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của Công ty. Kết quả đạt được trong thời kì dịch COVID-19, Thực hiện bảo dưỡng 1813 hạng mục. Do quá trình báo dưỡng được tối ưu dẫn đến việc chi phí bảo dưỡng được giảm rõ rệt”, ông Hùng cho biết.
Ông Nguyễn Anh Minh – Cty công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất, năm vừa qua, nhiều nước bị dịch COVID-19 hoành hành. Tàu chứa của doanh nghiệp trên thế giới đều tìm nơi ít bị ảnh hưởng của dịch bệnh để sửa chữa. Với lợi thế, Việt Nam có thành tích trong kiểm soát dịch bệnh và đã trở thành địa chỉ để các doanh nghiệp thế giới tìm đến. Chúng tôi đã liên tiếp sửa các giàn khoan, tiêu biểu như làm chủ công nghệ sửa chữa giàn Đại Hùng 01. Trong đó, chúng tôi làm sạch hàng nghìn m2, bảo dưỡng sửa chữa hàng loạt hạng mục khác. Khối lượng công việc lớn nhưng chúng tôi chỉ có thời gian 75 ngày.
Ông Phan Tấn Hậu – Phó giám đốc Cty chế biến khí Vũng Tàu (KVT), việc bảo dưỡng tổng thể nhà máy chế biến khí Dinh Cố trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành. Công ty đã áp lực phần mềm cấp phép giấy tờ online, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo an toàn trong kiểm soát COVID-19.