Sân bay Bắc Kinh 12 tỷ USD sẽ áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt

Công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ được áp dụng tại sân bay sắp khánh thành tại Bắc Kinh và sân bay này được cho là sân bay lớn nhất và hiện đại nhất thế giới. Ảnh: SCMP
Công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ được áp dụng tại sân bay sắp khánh thành tại Bắc Kinh và sân bay này được cho là sân bay lớn nhất và hiện đại nhất thế giới. Ảnh: SCMP
TPO - Công nghệ nhận diện khuôn mặt do các công ty khởi nghiệp Trung Quốc phát triển sẽ được sử dụng tại sân bay mới của Bắc Kinh để kiểm tra an ninh. 
Sân bay Bắc Kinh 12 tỷ USD sẽ áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt ảnh 1  Sân bay hiện đại nhất thế giới tại Bắc Kinh đang trong quá trình hoàn thiện. Ảnh: SCMP
Sân bay mới trị giá 12 tỷ USD của Bắc Kinh, được thiết kế với công suất tối đa lên tới 100 triệu hành khách/năm, sẽ áp dụng công nghệ giám sát tiên tiến nhất hiện nay để giảm bớt tắc nghẽn trong an ninh và kiểm tra di trú. Công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo Yitu đang chuẩn bị cho một cuộc đấu thầu nhằm cung cấp công nghệ nhận diện khuôn mặt cho sân bay. Đối thủ cạnh tranh sát sườn với Yitu là tập đoàn SenseTime cũng sẽ lao vào cuộc đua giành hợp đồng này.  Sân bay mới do kiến trúc sư Zaha Hadid thiết kế nằm cách trung tâm Bắc Kinh khoảng 50 km về phía nam sẽ giúp giảm bớt tắc nghẽn tại sân bay hiện nay. Nó cũng sẽ phục vụ Hùng An, thành phố vệ tinh ở tỉnh Hà Bắc lân cận được xây dựng để giảm bớt tình trạng quá tải ở Bắc Kinh.  Theo dự kiến, việc xác minh danh tính tại sân bay mới sẽ do các camera thực hiện, sau đó diện mạo của hành khách sẽ được đối chiếu với cơ sở dữ liệu ID quốc gia.  Thông qua hình ảnh trên máy tính, nhân viên sân bay cũng sẽ có thể biết được đồ đạc của họ, giúp dễ dàng giám sát và đánh giá các mối nguy hiểm đối với những kiện hành lý vô chủ.  Trong một phỏng vấn của Tuần báo Trung Quốc vào tháng 3, Guo Yanchi, kỹ sư trưởng giám sát công trình xây dựng cho biết: "Sân bay mới của Bắc Kinh được xây dựng trên cơ sở các khái niệm số hóa và trí tuệ nhân tạo. Sân bay sẽ sử dụng các công nghệ bao gồm Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây và lưu trữ, các thiết bị thông minh cá nhân và thực tế ảo". Trung Quốc hiện đang là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong cuộc sống hàng ngày.

Nhận diện khuôn mặt qua việc áp dụng các ứng dụng máy tính sinh trắc học để tự động xác định một cá nhân từ cơ sở dữ liệu hình ảnh kỹ thuật số hiện đang được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, từ việc phát hiện kẻ tình nghi, những người vi phạm giao thông, những kẻ không phận sự lai vãng trong các khu vực dân cư sang trọng, đến việc thanh toán trong các giao dịch thuê xe.

Tại Mỹ, việc sử dụng nhận dạng khuôn mặt đã và đang là chủ đề trong những tranh luận công khai. Amazon đã bán phần mềm nhận diện khuôn mặt cho các cơ quan thực thi pháp luật, châm ngòi cho các cuộc biểu tình từ các nhóm dân quyền.

Theo ước tính mới nhất từ công ty nghiên cứu Technavio, thị trường công nghệ nhận diện khuôn mặt toàn cầu được dự đoán sẽ đạt tới trị giá 6,5 tỷ USD vào năm 2021, tăng từ 2,3 tỷ USD so với năm 2016. 

Theo South China Morning Post
MỚI - NÓNG