Chế biến thịt thì ai cũng có thể làm được nhưng để chế biến đúng cách và giữ nguyên dưỡng chất không phải là một điều dễ dàng, thậm chí sai lầm đó đã âm thầm phá hoại sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Giữ thịt trong ngăn đá quá lâu
Sai lầm khi chế biến thịt phải nói đến đầu tiên đó là giữ thịt trong ngăn đá quá lâu. Nhiều bà nội trợ có thói quen đi chợ mua thật nhiều thực phẩm trong một lần rồi bỏ tủ lạnh để tiết kiệm thời gian. Hoặc nếu gặp được thịt ngon thì sẽ mua nhiều hơn để ăn dần. Tuy nhiên việc bảo quản thịt trong ngăn đá quá lâu sẽ khiến thịt bị biến chất, không còn thơm ngon và mất chất dinh dưỡng Tai hại hơn nếu không chế biến và bảo quản thịt đúng cách còn có thể phát sinh các vi khuẩn gây hại, gây ngộ độc thực phẩm.
Rã đông sai cách
Những người bận rộn thường có thói quen đi chợ cho cả tuần, vì vậy, phải bảo quản thịt trong ngăn đá tủ lạnh. Mỗi lần lấy thịt ra để chế biến, các bà nội trợ phải làm động tác rã đông thịt. Theo các chuyên gia thì thời gian rã đông tốt nhất là khoảng 2-3 tiếng. Không nên dùng nước sôi hay ngâm thịt trong nước lạnh quá lâu, vì như thế sẽ làm giảm đi lượng dinh dưỡng có trong thịt. Cách rã đông hiệu quả nhất là dùng nước lạnh pha thêm ít muối hoặc có thể cho thêm ít gừng tươi đập dập vào nước ngâm thịt. Gừng sẽ giúp thịt tươi ngon trở lại.
Nhiều người muốn rút ngắn thời gian rã đông thịt bằng cách đặt chúng gần bếp hoặc ngâm vào nước sôi. Khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt của thịt hình thành một lớp màng cứng, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt bị biến chất.
Rửa thịt sống bằng nước lạnh
Rửa thịt gà bằng nước không có hiệu quả thực sự trong việc hạn chế vi khuẩn. Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe về an toàn thực phẩm khuyến cáo việc này sẽ làm vi khuẩn dễ lây lan và tăng nguy cơ lây nhiễm chéo khiến nhiều người còn dễ mắc bệnh hơn
Nấu thịt khi chưa được rã đông
Thịt chưa được rã đông khi cho vào nấu bên ngoài thịt sẽ chín trước và bên trong thịt vẫn còn sống. Vì vậy, trước khi nấu cần rã đông thịt 1 giờ, khi nấu thịt sẽ chín đều nhau. Bạn có thể cho thịt vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ. Không sử dụng nước nóng để rã đông sẽ làm hỏng thịt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Dùng chung thớt, dao cho thịt sống và chín
Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều bà nội trợ mắc phải, nhiều người thường dùng chỉ 1 dao và một thớt để thái cả thịt sống lẫn thịt chín. Điều đó vô tình khiến các vi khuẩn từ thịt sống bám qua bề mặt thớt vào thịt chín khi ăn vào cơ thể, sinh ra nhiều bệnh tật. Tốt nhất, hãy để riêng thớt thái thịt sống và thớt thái thịt chín. Nếu có thể, hãy dùng thêm một loại thớt khác để thái rau quả và thay thớt theo khuyến cáo từ 3-6 tháng hoặc khi thớt có dấu hiệu bị mòn, nứt vỡ...
Chọc đũa, thêm nước lạnh khi đun nấu
Rất nhiều người khi luộc thịt thường lấy đũa xiên vào miếng thịt, nếu miếng thịt tiết ra nước màu hồng thì chứng tỏ thịt chưa chín. Nhưng điều này sẽ làm cho miếng thịt của bạn giảm ngon hơn vì tất cả chất ngọt và hương vị trong miếng thịt sẽ bị tan ra theo nước. Ngoài ra, việc cho thêm nước lạnh, muối quá sớm vào nồi thịt luộc, hoặc nồi xương hầm… là không tốt. Bởi khi thịt đang luộc dở ở nhiệt độ cao, việc chế thêm nước lạnh sẽ làm các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa, làm thịt co lại và cứng, không chỉ làm mất đi dinh dưỡng mà mùi vị cũng bị ảnh hưởng.
Chiên thịt xông khói trong chảo
Không ít bà nội trợ “hồn nhiên” chiên thịt xông khói trong chảo nóng mà không biết rằng đây là sai lầm khi chế biến thịt cực kỳ nguy hiểm. Thịt xông khói khi tiếp xúc với nhiệt độ cao của dầu ăn sẽ dễ dàng sinh ra độc tố gây ung thư. Thay vào đó, bạn có thể đặt thịt hun khói lên lá nhôm rồi làm nóng trong lò nướng chừng 18 phút. Miếng thịt sẽ có được màu vàng ươm, giòn tan như mong đợi mà không gây bệnh.
Nấu thịt chín nhừ
Một số người hay có thói quen nấu thịt cho nó đến khi chín nhừ, mềm rục mà không biết rằng nếu để thịt ở nhiệt độ từ 200 đến 300 độ C, các loại vitamin và dưỡng chất có trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, từ đó hình thành axit amino aromatic có khả năng gây ung thư.
Cho quá nhiều muối vào thịt
Tiêu thụ nhiều muối dễ dẫn tới bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu. Người càng ăn mặn càng tăng nguy cơ ung thư. Bởi áp suất thẩm thấu cao của muối làm hỏng niêm mạc dạ dày. Về lâu dài có thể gây ra một loại các bệnh lý nguy hiểm.
Thái thịt ngay khi nấu chín
Sau khi nấu chín, bạn không nên thái thịt ngay vì nước chưa kịp thoát ra ngoài và miếng thịt không đẹp mắt. Theo Tạp chí Cooking Light, với miếng thịt hay xương, ức gà không da thì bạn nên để khoảng 5 phút rồi thái. Với gà luộc thì cần đến 30 phút.