Rút ngắn thời gian kiểm tra, chứng nhận thủy sản xuất khẩu

Thông tư 16 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 48, quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu có hiệu lực từ 13/12/2018. (Ảnh minh họa)
Thông tư 16 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 48, quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu có hiệu lực từ 13/12/2018. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh điều chỉnh quy định về điều kiện để đưa cơ sở trở lại danh sách ưu tiên, Thông tư 16 sửa đổi vừa ban hành cũng rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính về kiểm tra, cấp giấy chứng nhận ATTP.

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư 16 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 48, quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu. Thông tư do Cục Quản lý Chất lượng NLS & TS chủ trì xây dựng, trình Bộ NN&PTNT ban hành.

Có hiệu lực từ ngày 13/12/2018, thông tư sửa đổi lần này có một số nội dung chính, cụ thể:

Thông tư mới sửa đổi quy định về lấy mẫu, kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm soát vệ sinh, trong đó chỉ quy định tần suất lấy mẫu tối đa theo xếp hạng cơ sở thay vì tần suất lấy mẫu trong tất cả các trường hợp cơ sở được kiểm tra định kỳ điều kiện ATTP tại Thông tư 48; bỏ chỉ tiêu TPC đối với tay/găng tay công nhân, các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

Thông tư mới cũng sửa đổi quy định tỷ lệ lấy mẫu theo lô hàng sản xuất để thẩm tra ATTP đối với các cơ sở trong danh sách ưu tiên theo hướng giảm tỷ lệ mẫu thẩm tra ATTP đối với chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học.

Việc sửa đổi lần này cũng rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính về kiểm tra, cấp giấy chứng nhận ATTP. Qua đó, thời hạn thông báo thời gian dự kiến tiến hành kiểm tra cho cơ sở là 3 ngày làm việc (thay vì 5 ngày theo thông tư cũ); thời hạn tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở kể từ ngày hồ sơ đăng ký hợp lệ là 7 ngày làm việc (thay vì 10 ngày trước đây); thời hạn thông báo kết quả kiểm tra tới cơ sở kể từ ngày kiểm tra là 6 ngày làm việc (thay vì 7 ngày).

Thông tư mới cũng điều chỉnh quy định về điều kiện để đưa cơ sở trở lại danh sách ưu tiên, cụ thể: Cơ sở có lô hàng xuất khẩu và không có lô hàng nào bị cơ quan thẩm quyền của Việt Nam và thị trường nhập khẩu phát hiện vi phạm về ATTP trong thời gian tối thiểu 3 tháng kể từ ngày cơ sở được phân loại điều kiện bảo đảm ATTP là hạng 1, 2 (thay vì quy định cơ sở phải xếp hạng 1, 2 trong thời gian 12 tháng và không có lô hàng bị cảnh báo trong 3 tháng tại điểm b, c điều 22, Thông tư 48).

Cùng với đó, thông tư mới cũng thay thế cụm từ “kiểm tra định kỳ” quy định tại Thông tư 48 bằng cụm từ “kiểm tra sau cấp giấy” để phù hợp với bản chất của hoạt động này, tránh gây hiểu nhầm.

Đồng thời, sử dụng cụm từ “thẩm định cấp chứng thư” đối với hoạt động cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong/ngoài danh sách ưu tiên để phù hợp với bản chất của hoạt động này, đồng thời phù hợp với cụm từ tương ứng quy định tại Thông tư 286 của Bộ Tài chính.

Theo ban soạn thảo, việc sửa đổi thông tư này cũng là thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ NN&PTNT tại khoản 6, mục III, Nghị quyết số 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020. Đồng thời đáp ứng một số kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP trên cơ sở đánh giá các khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 48.

Chương trình thực hiện với sự phối hợp của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.