Rửa rau kiểu này tưởng sạch nhưng lại phản tác dụng, vừa mất hết chất vừa 'rước độc vào người'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Những thao tác nhỏ rất quen thuộc khi rửa rau mà ai cũng nghĩ là tốt và sạch nhưng không ngờ lại làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng có trong rau.
Rửa rau kiểu này tưởng sạch nhưng lại phản tác dụng, vừa mất hết chất vừa 'rước độc vào người' ảnh 1

Những sai lầm khi rửa rau và trái cây

Rửa rau bằng cách ngâm lâu trong nước

Đây là một sai lầm khi rửa rau không chỉ bạn mà nhiều người mắc phải. Cách làm này không chỉ không có tác dụng với rau ngậm hóa chất mà còn làm mất rất nhiều dinh dưỡng trong rau. Bởi vì, trong rau xanh chứa rất nhiều nước, căn cứ vào nguyên lí thẩm thấu, nếu ngâm lâu rau trong nước sẽ khiến nước bên ngoài xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng.

Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hòa tan với môi trường nước bên ngoài. Vì vậy, các chất dinh dưỡng trong rau cũng bị hòa tan với nước, lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất, protein tan trong nước cũng bị thất thoát giống như vậy.

Nếu bạn muốn cho sạch, nhất là với những loại rau trồng dưới nước vì có nhiều kí sinh trùng bám trực tiếp lên rau mà mắt thường không thể nhìn thấy được, trong đó nhiều nhất là trứng của kí sinh trùng và vi khuẩn thì cách tốt nhất là nên rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước chảy. Biện pháp này cũng rất có hiệu quả trong việc loại bỏ dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.

Chần rau qua nước sôi rồi nấu

Nhiều chị em lại cho rằng chần qua rau rồi nấu cho an toàn nhưng đây cũng có một sai lầm. Thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách này vừa làm giảm vitamin vừa khiến cho hương vị của các loại rau quả không còn thơm ngon trong quá trình chế biến nữa.

Rửa rau 3 nước là sạch

Cách rửa này không thể loại bỏ các hợp chất hóa học trong thuốc trừ sâu hay trứng giun và ấu trùng sán bởi chúng có kích thước rất nhỏ, nằm lọt trong các khe kẽ và gân lá nên rất khó bị rửa trôi. Rau gia vị như (hành, ngò) chỉ cần rửa qua cũng là một suy nghĩ sai lầm mà hầu hết chị em nội trợ mắc phải.

Cắt rau củ trước khi rửa

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nên rửa rau xong rồi mới được cắt. Nếu cắt rau xong mới rửa sẽ làm mất một lượng vitamin thường tồn tại ở dạng nước. Rau sau khi cắt, lại bị ngâm vào nước sẽ bị tổn thất từ 14-23% giá trị dinh dưỡng, nếu ngâm trong một đêm lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất, protein tan trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ. Thói quen sai lầm này không chỉ làm mất đi một lượng lớn vitamin mà còn vô tình làm những chất bẩn bên ngoài vỏ thấm vào bên trong lúc rửa.

Rửa rau kiểu này tưởng sạch nhưng lại phản tác dụng, vừa mất hết chất vừa 'rước độc vào người' ảnh 2

Cách rửa rau củ quả đúng để loại bỏ thuốc trừ sâu, vi khuẩn

- Sau khi xối sạch rau dưới vòi nước, dùng nước vo gạo để ngâm tối đa trong 15 phút, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.

- Dưa chuột, cà tím hoặc những loại củ quả có lượng thuốc trừ sâu đậm đặc tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn.

- Cho rau quả vào chậu nước, sau đó thêm chút giấm. Ngâm không quá 5 phút rồi vớt ra, rửa lại sạch với nước, để ráo và sử dụng như bình thường.

- Pha 4 muỗng canh muối, nửa trái chanh với 1 tô nước sạch, khuấy đều cho đến khi muối tan. Sau đó cho các loại rau củ vào ngâm khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và chế biến.

- Các loại củ như khoai tây, cà rốt, củ cải... khi gọt vỏ hoặc cạo bỏ lớp ngoài, các vi trùng, bụi bẩn, thuốc trừ sâu trên bề mặt vẫn có thể thấm vào sâu. Để làm sạch, nên rửa kỹ lại với nước lạnh, tránh chà xát mạnh tay để rau củ không bị nát.

MỚI - NÓNG