Quyền nổ súng của người thi hành công vụ

Quyền nổ súng của người thi hành công vụ
TP - “Nếu đối tượng vi phạm lao thẳng xe vào cảnh sát như những trường hợp xảy ra gần đây thì cảnh sát có quyền nổ súng để vô hiệu hóa họ” - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công an),Thượng tá Trần Vi Dân tuyên bố.

Người vi phạm đâm vào CSGT
> Hà Nội: Chống người thi hành công vụ

Thượng tá Dân nói: Hiện nay, có nhận định chung rằng tình hình chống người thi hành công vụ diễn ra đáng lo ngại, nhiều trường hợp đối tượng rất manh động, nên đòi hỏi cần tăng cường tính chủ động trấn áp các đối tượng như vậy.

Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?

Trong một số trường hợp, xã hội chưa thực sự có thái độ phê phán kiên quyết đối với các hành vi chống người thi hành công vụ, một bộ phận người dân chưa thực sự chia sẻ, bảo vệ, cảm thông với người thi hành công vụ. Ở góc độ pháp luật, các quy định xử lý hành vi chống người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ còn nằm rải rác ở nhiều điều khoản của BLHS, ít nhiều gây khó khăn trong quá trình áp dụng.

Thưa ông, quy định về nổ súng “khi thi hành nhiệm vụ độc lập” của người thi hành công vụ trong Pháp lệnh về quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mới được ban hành, nên được hiểu thế nào?

Người thi hành nhiệm vụ độc lập được hiểu là bản thân họ nhận được yêu cầu thi hành công vụ từ cấp trên và sau đó tự mình thực hiện. Ví dụ các trinh sát bắt tội phạm, bộ đội biên phòng tuần tra, CSGT điều tiết giao thông, tuần tra kiểm soát.

Việc nổ súng phải đảm bảo nguyên tắc tính cần thiết của nổ súng, mục đích của nổ súng. Chỉ nổ súng sau khi đã cảnh báo cho đối tượng. Việc cảnh báo có thể bằng lời nói yêu cầu đối tượng dừng hành vi vi phạm, tức là chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác.

Thưa ông, nổ súng như trên được hiểu là bắn thẳng vào đối tượng, hay chỉ bắn chỉ thiên để uy hiếp đối tượng?

Nổ súng là để vô hiệu hóa hành vi của đối tượng.

Liệu có xảy ra tình trạng lạm quyền, nhất là trường hợp chỉ có đối tượng vi phạm và người thi hành công vụ ở đó?

Không lo sợ lạm quyền, vì xem xét một vụ việc cụ thể, cơ quan có thẩm quyền còn căn cứ vào hồ sơ, tài liệu chứng cứ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG