Trung tâm kinh tế phía Bắc của tỉnh Bắc Giang
Việc sớm hoàn thiện quy hoạch xây dựng vùng huyện Lạng Giang là điều kiện quan trọng và trở thành động lực để huyện Lạng Giang phát triển kinh – xã hội, thu hút đầu tư. Theo đó, phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Lạng Giang trên toàn bộ địa giới hành chính của huyện; ranh giới nghiên cứu phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng; phía Đông giáp huyện Lục Nam; phía Tây giáp huyện Tân Yên, Yên Thế. Quy mô diện tích nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch khoảng 244 km²; dân số trung bình hiện trạng toàn huyện (năm 2022) khoảng 225.435 người.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và huyện Lạng Giang tháo gỡ vướng mắc cho xây dựng Khu công nghiệp Tân Hưng |
Huyện Lạng Giang là trung tâm kinh tế phía Bắc của tỉnh Bắc Giang, đầu mối giao thông đường bộ của vùng, quốc gia trên hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn, hướng tới đô thị loại IV và thị xã trong tương lai. Theo quy hoạch, huyện Lạng Giang trở thành trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ logistics, phát triển công nghiệp xanh; sản xuất nông nghiệp sạch, chất lượng cao; vùng phát triển đô thị bền vững, hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại.
Đồng thời, huyện Lạng Giang là trung tâm tiểu vùng phía Bắc của các huyện Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang với thị trấn Vôi trở thành đô thị trung tâm; vùng phát triển kinh tế xã hội gắn kết chặt chẽ với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Mục tiêu của quy hoạch vùng Lạng Giang nhằm cụ thể hóa những định hướng chiến lược phát triển của quốc gia, quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng xã nông thôn mới nâng cao (đô thị nông thôn kiểu mẫu); đầu tư cơ sở hạ tầng để củng cố các tiêu chí hướng tới cả huyện Lạng Giang thành đô thị loại IV, phát triển các phân vùng đô thị và nông thôn hướng tới thành lập thị xã sau năm 2030.
Huyện Lạng Giang trở thành đô thị xanh, phát triển bền vững, cực tăng trưởng kinh tế quan trọng, cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Bắc Giang; bảo tồn di sản văn hóa - lịch sử, cảnh quan thiên nhiên.
Theo quy hoạch, huyện Lạng Giang được xác định phân thành 4 vùng. Cụ thể, vùng trung tâm khu vực gồm thị trấn Vôi, Kép và các xã Xương Lâm, Tân Hưng, Yên Mỹ, Hương Lạc. Chức năng là vùng động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn huyện. Trọng tâm phát triển vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ logistics tại cửa ngõ phía Đông, phát huy lợi thế tuyến đường sắt liên vận quốc tế.
Vùng phía Bắc, gồm các xã Hương Sơn, Quang Thịnh. Chức năng là vùng phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí gắn với địa hình, cảnh quan tự nhiên (đồi, núi, mặt nước) và văn hóa bản địa; phát triển các dịch vụ logistics gắn với QL1A, cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, ga đường sắt; phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn với khu vực cửa ngõ phía Bắc.
Vùng phía Nam, gồm các xã Đại Lâm, Thái Đào, Tân Dĩnh, Xuân Hương, Mỹ Thái. Chức năng là vùng phát triển công nghiệp, thương mại, các dịch vụ logistics gắn với vành đai 5 vùng Thủ đô, ga trung chuyển hàng hóa, cảng thủy nội địa.
Cây dã hương nghìn năm tuổi ở huyện Lạng Giang được mở rộng không gian phát triển du lịch. |
Phân vùng phía Tây, gồm các xã Đào Mỹ, An Hà, Tiên Lục, Mỹ Hà, Dương Đức, Tân Thanh, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hòa. Chức năng là vùng phát triển nông nghiệp, thủy sản tập trung ứng dụng công nghệ chất lượng lượng cao; hình thành các cụm, điểm dịch vụ sinh 5 thái ven sông Thương; tổ chức các điểm du lịch di sản, nhân văn.
Quy hoạch không gian phát triển
Về không gian phát triển kinh tế huyện Lạng Giang, phân bố khu công nghiệp (giai đoạn đến năm 2030), quy hoạch mới 4 KCN, gồm KCN - đô thị - dịch vụ Nghĩa Hưng; KCN Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh; KCN Thái Đào - Tân An và KCN Mỹ Thái; Mở rộng KCN Tân Hưng bằng việc sáp nhập thêm CCN Tân Hưng). Tổng diện tích KCN nằm trên địa bàn huyện Lạng Giang khoảng 805ha. Giai đoạn đến năm 2040, quy hoạch thêm 1 Khu công nghiệp An Hà. Tổng diện tích KCN trên địa bàn Huyện Lạng Giang khoảng 1.200ha.
Cụm công nghiệp (CCN), giai đoạn đến năm 2030, huyện Lạng Giang giữ nguyên diện tích các CCN trên địa bàn, thực hiện thủ tục sáp nhập Cụm công nghiệp Tân Hưng vào Khu công nghiệp Tân Hưng. Đối với CCN Tân Dĩnh - Phi Mô; CCN Vôi - Yên Mỹ; CCN Non Sáo nếu không đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường thì nghiên cứu phương án di dời ra ngoài khu vực nội thị của thị xã và thành lập điểm sản xuất phi nông nghiệp tại xã Tân Thanh, Dương Đức quy mô khoảng 30-40ha. Giai đoạn đến năm 2040, quy hoạch xây dựng thêm 1 cụm công nghiệp Đào Mỹ Tiên Lục quy mô khoảng 60ha.
Không gian phát triển nông nghiệp huyện Lạng Giang xây dựng 3 trung tâm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để phục vụ phát triển nông nghiệp. Vùng đồng bằng tập trung phát triển các khu cánh đồng lớn canh tác lúa 2 vụ. Vùng đồi núi phát triển các khu lúa nước tập trung tại các khu vực thung lũng lòng chảo giữa núi, xen kẽ đồi có tưới, tiêu chủ động và bán chủ động. Đối với khu vực đồi núi vùng cao, thung lũng nhỏ hẹp, chủ yếu phát triển các điểm đồng ruộng sản xuất lúa quy mô nhỏ phù hợp với điều kiện địa bàn phục vụ đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho các khu dân cư thôn, bản, hộ gia đình.
Quy hoạch xây dựng 7 vùng rau tập trung ứng dụng công nghệ cao với diện tích khoảng 640 ha. Khu trồng cây ăn quả tập trung thuộc khu vực các xã Xương Lâm, Đại Lâm, Tân Hưng, Hương Sơn, Yên Mỹ, Mỹ Hà, Dương Đức, Tiên Lục và Tân Thanh, Đào Mỹ, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hòa, Quang Thịnh.
Không gian phát triển du lịch và bảo vệ cảnh quan môi trường của huyện Lạng Giang (giai đoạn đến năm 2030) mở rộng điểm du lịch cây Dã Hương nghìn năm tuổi, gắn với quần thể đình đền chùa Phúc Quang, xã Tiên Lục; thiết lập vùng cảnh quan bảo vệ sông Thương gắn với mạng lưới du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, di tích lịch sử…
Không gian phát triển dịch vụ thương mại của huyện Lạng Giang (giai đoạn đến năm 2030) xây dựng và hoàn thiện cảng cạn ICD Hương Sơn; chợ đầu mối nông sản cấp vùng tại khu vực xã Hương Sơn quy mô khoảng 10ha; phát triển các trung tâm logitics tại khu vực Cảng thủy nội địa Xuân Hương, Ga Kép liên vận Quốc tế và khu ogistics tại khu vực xã Hương Lạc và thị trấn Kép. Giai đoạn đến năm 2040, huyện Lạng Giang tiếp tục phát triển dịch vụ nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại tập trung tại 2 thị trấn Vôi, Kép và các khu du lịch;