Quảng Trị sắp khởi công khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị có quy mô khoảng 500 ha, với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, hứa hẹn tạo ra một trung tâm kinh tế dọc theo hành lang kinh tế Đông - Tây nối Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar nhìn từ Quảng Trị.

Ngày 5/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng xác nhận Dự án Khu công nghiệp (KCN) Quảng Trị sẽ chính thức được khởi công vào sáng ngày 15/12 tới.

Dự án được 3 nhà đầu tư liên doanh hợp tác thực hiện, gồm Công ty liên doanh TNHH khu công nghiệp Việt Nam - Singapore; CTCP đô thị Amata Biên Hòa và Tập đoàn Sumitomo Corporation Nhật Bản.

Quảng Trị sắp khởi công khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng ảnh 1

Một góc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.

Dự án KCN Quảng Trị được thực hiện tại thị trấn Diên Sanh, xã Hải Lâm và xã Hải Trường, thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị với quy mô hơn 480 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 có quy mô hơn 97 ha, tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ năm 2021-2025.

Hiện các thủ tục chứng nhận đầu tư, thành lập khu công nghiệp, quy hoạch chi tiết, báo cáo đánh giá tác động môi trường, chuyển mục đích sử dụng rừng… đã hoàn thành.

Theo ông Hưng, Dự án này được Chính phủ Việt Nam kỳ vọng góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Trị, tạo ra một trung tâm kinh tế dọc theo Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar.

Hiện tại giai đoạn 1 của dự án do liên doanh VSIP - Amata - Sumitomo làm chủ đầu tư có diện tích hơn 97 ha. Trong đó, tổng diện tích đất được thu hồi, phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng; người dân đồng thuận phương án bồi thường, hỗ trợ. Chủ đầu tư đã lập hồ sơ thuê đất đợt 1 trên diện tích gần 38 ha.

Về công tác giải phóng mặt bằng, tính đến cuối tháng 11, UBND huyện Hải Lăng đã quyết định thu hồi đất với diện tích gần 96 ha của giai đoạn 1, phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng hơn 119 tỷ đồng…

MỚI - NÓNG
Vì sao lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng giảm?
Vì sao lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng giảm?
TPO - Các chuyên gia chỉ ra 3 tác động chính làm sụt giảm nước về Đồng bằng sông Cửu Long gồm biến đổi khí hậu, hoạt động tại chỗ và can thiệp từ thượng nguồn sông Mê Kông. Dẫn tới, nguồn nước sông chỉ đáp ứng được 50% diện tích sản xuất lúa của toàn vùng, trong khi hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng tăng.