Phụ huynh mở lòng tại tọa đàm 'Đồng hành cùng con tuổi 15 – liệu có khó?'

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 17/4/2022, hơn 300 phụ huynh có con đang là học sinh lớp 9 đã tham gia tọa đàm “Đồng hành cùng con tuổi 15 – Liệu có khó?” được tổ chức tại trường THPT FPT Đà Nẵng. Tại đây, phụ huynh đã có cơ hội trò chuyện cùng chuyên gia, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu và cô giáo Phùng Thị Loan (Phó hiệu trưởng trường THPT FPT Đà Nẵng). 

Tại buổi tọa đàm, phụ huynh đã được lắng nghe những chia sẻ về tầm quan trọng của việc đồng hành, giúp con tự lập, trưởng thành với vai trò một người bạn của con khi bước vào tuổi 15, bước đệm quan trọng với tương lai của con. Phụ huynh tham gia tọa đàm cũng đã mở lòng, chia sẻ những băn khoăn, lo lắng thực tế, những câu hỏi thiết thực đã được các chuyên gia giải đáp cụ thể.

Tuổi 15 thì có những quy luật tâm lý gì khác so với các lứa tuổi trước?

Tâm lý của con vào mỗi lứa tuổi đều có những sự thay đổi khác nhau từ tính cách, nhận thức cũng như hành vi của con trẻ. Chính vì thế, làm thế nào để phụ huynh có thể nhận ra và cùng con trải qua những giai đoạn thay đổi tâm lý khác nhau.

Phụ huynh mở lòng tại tọa đàm 'Đồng hành cùng con tuổi 15 – liệu có khó?' ảnh 1

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chia sẻ tại tọa đàm

Trước tuổi 15, con trẻ là người hướng nội, tâm lý hướng về gia đình nhiều hơn. Tuy nhiên, đến lứa tuổi THCS tâm lý con trẻ dần hướng ngoại, hướng ngoại lứa tuổi này là ngoài gia đình. Dù thế nhưng con vẫn có thể cân bằng được, nhưng sẽ ít hơn so với gia đình và kết nối nhiều hơn với bạn bè. Thông qua giao tiếp con trẻ sẽ định hình được cá tính, học hỏi điều mới lạ và có những tư duy khác ở bên ngoài. Bên cạnh đó học thiết lập mối quan hệ xã hội, học kỹ năng nuôi dưỡng tình bạn, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và nhiều kỹ năng khác. Đôi khi các bậc phụ huynh không quen và sợ mất con, sợ con hư hỏng khi bị ảnh hưởng bởi các nhân tố xấu. Chính vì thế dẫn đến nỗi lo lắng và có những hành động kiểm soát con quá mức từ phía các bậc phụ huynh. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chia sẻ tại buổi tọa đàm:

“Tuổi 15, lứa tuổi bước vào THPT thì con dần thay đổi. Trẻ muốn vươn ra ngoài và học hỏi nhiều cái mới nên sẽ ít tâm sự và chia sẻ cùng bố mẹ. Sử dụng internet nhiều hơn, kết nối bạn bè nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn và tham gia các hoạt động thường xuyên hơn. Giai đoạn tuổi 15 là bước đệm mà cha mẹ cần vững tâm và tìm kiếm môi trường để con có thể phát triển, va chạm để con có thể cứng cáp, trưởng thành và tự lập.”

Tuổi 15, giai đoạn quan trọng để con học hỏi, trải nghiệm và dần vươn ra một môi trường mới. Học tập và rèn luyện tính tự lập sẽ là nền tảng cho sự trưởng thành của chính con trong tương lai.

Tuổi 15 có phù hợp để con bắt đầu tự lập hay chưa ?

Nhiều bậc cha mẹ thế hệ trước có xu hướng bảo bọc và kiểm soát con hơn mức cần thiết. Việc “dám buông tay” để con được là chính mình là điều không dễ với nhiều phụ huynh. Thực tế, có rất nhiều trường hợp lựa chọn của con xuất phát từ điều “bố mẹ thích” chứ không phải điều “con thực sự muốn”.

Tuổi 15, độ tuổi lưng chừng của sự trưởng thành, phụ huynh có thể buông con bằng nhiều cách. Thay vì kiểm soát con quá mức thì hãy là người đồng hành cùng con, là người hướng dẫn, là người tư vấn để hỗ trợ con đưa ra các quyết định đúng đắn nhất. Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chia sẻ thêm:

“Tuổi 15 là cơ sở tạo nền tảng, tập luyện để con bước ra ngoài thế giới nhưng vẫn có sự kiểm soát của bố mẹ. Từ đó, bước vào tuổi 18, khi con bước sang một môi trường mới hoàn toàn thì con vẫn có thể thích ứng với các môi trường khác nhau. Đây là thời điểm quan trọng để con phát triển thông qua việc tham gia các hoạt động, trải nghiệm nhiều điều mới lạ, từ đó có thể đưa ra nhận định cá nhân và kiểm soát chính bản thân mình. Chính vì thế, việc tạo dựng nền tảng tự lập cho con từ sớm thì đến lúc tuổi 18 con có thể tự tin bước ra một thế giới mới.”

“Rễ chắc thì cây sẽ khỏe”, dạy con cũng vậy. Phụ huynh nên tạo những cơ hội trải nghiệm để con va chạm và đối đầu với những tình huống thực tế. Từ đó, con có thể tự lập và sẽ trưởng thành hơn.

Phụ huynh mở lòng tại tọa đàm 'Đồng hành cùng con tuổi 15 – liệu có khó?' ảnh 2

Hơn 300 phụ huynh đã tham gia buổi tọa đàm tại THPT FPT Đà Nẵng

Tự lập từ tuổi 15 không còn là quá sớm nếu như phụ huynh dám cho con vươn ra thế giới mới. Điều quan trọng hơn cả chính là lựa chọn cho con một môi trường học tập phù hợp để con có thể học hỏi, rèn luyện tính tự lập, hình thành được lối sống nề nếp và kỉ luật. Từ đó, con sẽ phát triển tốt qua từng ngày sẽ tạo nền tảng vững bước trong tương lai.

Nhà trường và phụ huynh sẽ cùng đồng hành cùng con trưởng thành như thế nào?

Quá trình trưởng thành của trẻ cần có sự đồng hành và hỗ trợ từ phụ huynh cũng như phía nhà trường. Tuổi 15 là lứa tuổi quan trọng của chuyển cấp, đây là giai đoạn định hướng tương lai và nghề nghiệp sau này. Chính vì thế, việc đưa ra hướng dẫn và cho con cơ hội thể hiện bản thân sẽ giúp con từng bước trưởng thành qua từng ngày. Cô Phùng Thị Loan (Phó hiệu trưởng Trường THPT FPT Đà Nẵng) cho biết:

“Khi đến với môi trường THPT thì các con dường như được mở rộng mối quan hệ và đa dạng về nhiều mặt khác nhau. Chính vì vậy, nhà trường đóng vai trò là người dẫn đường và là người đồng hành cùng con trong quá trình tự lập và trưởng thành. Nhà trường có trách nhiệm tạo nên một môi trường học tập, trải nghiệm để con phát triển qua từng ngày. Trường THPT FPT Đà Nẵng luôn tạo những cơ hội và khuyến khích các em học sinh tham gia nhiều chương trình trải nghiệm để các con tự tin hơn, vững chắc hơn và con có thể thể hiện tính cách của bản thân và được người khác công nhận sự nỗ lực của mình. Vì lẽ đó, châm ngôn “Tự lập để trưởng thành” của THPT FPT luôn là mục tiêu để thầy cô hướng đến cho học sinh trong quá trình học tập tại đây.”

Phụ huynh mở lòng tại tọa đàm 'Đồng hành cùng con tuổi 15 – liệu có khó?' ảnh 3

“Tự lập để trưởng thành” là mục tiêu để thầy cô hướng đến cho học sinh trong quá trình học tập tại THPT FPT

Đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành là điều mà phụ huynh luôn mong muốn nhưng liệu cách làm hiện tại có đúng với con? Phụ huynh cần làm gì để đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành? Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã có những giải đáp cụ thể:

“Thay vì kiểm soát con quá mức thì nên để con tự lập từ những điều nhỏ nhất. Thay vì áp đặt con theo ý ba mẹ thì nên để con nêu lên quan điểm cá nhân của chính bản thân mình. Tạo cho con một môi trường học tập hiện đại để con có thể hòa nhập và trải nghiệm nhiều điều mới lạ. Rèn luyện con tự lập từ sớm sẽ là nền tảng để con phát triển trong tương lai.”

Các bậc phụ huynh cần cho con không gian tự do, cho con cơ hội để con thể hiện và nêu lên quan điểm của cá nhân. Có như vậy con sẽ không có cảm giác bị kiểm soát quá mức, từ đó con sẽ mở lòng và chia sẻ với ba mẹ nhiều hơn. Phía nhà trường kết hợp chương trình đào tạo cùng với chương trình trải nghiệm nhằm giúp con đưa ra định hướng tương lai cho bản thân.

Những tác động từ môi trường nội trú sẽ giúp con tự lập, trưởng thành hơn?

Môi trường học tập nội trú ảnh hưởng rất lớn đến đời sống để giúp con tự lập và trưởng thành hơn. Ký túc xá là một môi trường xã hội thu nhỏ, vì vậy cần có những trải nghiệm để các con có thể thay đổi và tự lập thông qua từng ngày.Khi tham gia học tập nội trú con sẽ thay đổi những gì? Tâm lý cũng như hành vi của con có bị ảnh hưởng? Theo Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu:

“Học tập trong môi trường nội trú thì thời gian ở gần con sẽ ít hơn, từ đó phụ huynh khó kiểm soát trực tiếp con hơn so với thời gian trước đó. Chính vì thế, trẻ sẽ học cách tự giải quyết các vấn đề đơn giản đối với bản thân. Lối sống nề nếp, tập thể tại ký túc xá sẽ không được thoải mái như ở nhà. Vì vậy, con trẻ sẽ biết điều chế cảm xúc bản thân, học được cách chia sẻ và hòa nhập cùng tập thể, trân trọng tình yêu thương của gia đình nhiều hơn. Học tập tại môi trường nội trú là cơ hội tốt để con khám phá nhiều điều mới lạ và có thể học cách tự quản lý bản thân. Tham gia các hoạt động và phát triển bản thân thông qua nhiều chương trình trải nghiệm và khám phá. Cơ hội tốt để trẻ có thể hòa nhập với xã hội và đưa ra định hướng tương lai cho chính mình.”

Phụ huynh mở lòng tại tọa đàm 'Đồng hành cùng con tuổi 15 – liệu có khó?' ảnh 4

Những tác động từ môi trường nội trú sẽ góp phần giúp cho con tự lập và trưởng thành hơn. Học tập và sinh sống trong môi trường tập thể đem lại cho con nhiều trải nghiệm. Bên cạnh đó, môi trường nội trú giúp con học cách kiềm chế cảm xúc, hòa nhập với bạn bè và nâng cao tinh thần tự lập khi tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm.

Mô hình nội trú tại trường THPT FPT Đà Nẵng được xây dựng với mong muốn tạo ra một môi trường – nơi học sinh được phát triển cá nhân toàn diện, xác định được đam mê và chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử, nền tảng văn hóa và trên hết là một tinh thần tự lập vô cùng cần thiết cho giai đoạn chính thức trưởng thành, trở thành một công dân toàn cầu đúng nghĩa nhất.

Phụ huynh mở lòng tại tọa đàm 'Đồng hành cùng con tuổi 15 – liệu có khó?' ảnh 5

Năm học 2022 - 2023, THPT FPT dự kiến tuyển 600 chỉ tiêu học sinh vào lớp 10 theo mô hình nội trú toàn phần. Theo đó, các học sinh sẽ ở lại trường tất cả các ngày trong tuần, sinh hoạt, rèn luyện và được quản lý theo “Chương trình nội trú” của trường. Với phương thức xét tuyển trực tuyến, phụ huynh và học sinh có thể đăng ký tìm hiểu thông tin, đăng ký xét tuyển vào Trường THPT FPT ngay tại website: https://thptdanang.fpt.edu.vn/

Địa chỉ: Trường THPT FPT Đà Nẵng, Khu đô thị FPT, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Hotline: 0236 350 2992 - 0934 83 99 57 - 070 808 1567

Email: ts.fsc3.dn@fe.edu.vn

MỚI - NÓNG