Phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam cần các biện pháp hiệu quả hơn

PGS. TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chủ trì hội thảo “Định hướng hoạt động phòng chống kháng thuốc trong cộng đồng”
PGS. TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chủ trì hội thảo “Định hướng hoạt động phòng chống kháng thuốc trong cộng đồng”
Để đưa Việt Nam ra khỏi nhóm các quốc gia có tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở mức cao, các biện pháp phòng chống kháng thuốc cần sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan chức năng và tổ chức.

Kháng thuốc kháng sinh đang trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất của Thế kỷ 21 và đang có gia tăng với mức độ nguy hiểm ở tất cả các nơi trên thế giới, làm ảnh hưởng đến an ninh y tế của các quốc gia cũng như toàn cầu. Dựa trên một công bố của Bộ Y tế vào tháng 09/2017, 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, trong khi đó ở nông thôn tỉ lệ lên đến 91%.

Dù vậy, các hoạt động phòng chống kháng thuốc hiện nay mới chủ yếu tập trung vào việc kê đơn thuốc kháng sinh, giám sát và phòng chống tại các cơ sở trong hệ thống y tế công lập chứ chưa tập trung đến nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng thuốc kháng sinh của người dân. Ngoài ra, hệ thống giám sát đủ mạnh, chưa thiết lập được cơ sở dữ liệu đầy đủ về kháng thuốc để thực hiện hiệu quả các hoạt động.

Chính vì vậy, nâng cao nhận thức của cộng đồng và cán bộ y tế về kháng thuốc, cùng với đó là hoàn thiện, nâng cao năng lực hệ thống giám sát quốc gia về sử dụng kháng sinh và kháng thuốc cũng như việc giáo dục cộng đồng về những hành vi giữ vệ sinh cá nhân phòng ngừa nhiễm khuẩn là vô cùng cần thiết và cấp bách.

Từ năm 2013, hưởng ứng lời kêu gọi của WHO, Bộ Y tế Việt Nam đã xây dựng và ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc”. Tại Hội thảo “Định hướng hoạt động phòng chống kháng thuốc trong cộng đồng” tổ chức tại Hà Nội vừa qua, các cơ quan, đối tác bao gồm Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan, các tổ chức quốc tế và đại diện Quỹ Unilever Việt Nam – Nhãn hàng Lifebuoy cũng đã xác định ưu tiên về hoạt động giám sát, nghiên cứu, kiểm soát kháng thuốc kháng sinh cùng việc phối hợp trong phòng chống kháng thuốc tại cộng đồng thời gian tới.

Phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam cần các biện pháp hiệu quả hơn ảnh 1 Đại biểu đề xuất hoạt động phòng chống kháng thuốc trong cộng đồng

Trong đó, năm 2018 vừa qua, Quỹ Unilever Việt Nam - Nhãn hàng Lifebuoy đã tổ chức hàng loạt hoạt động, như chuỗi tư vấn trực tuyến cung cấp thông tin khách quan hữu ích về kháng thuốc kháng sinh, hướng dẫn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nhiễm khuẩn, trong đó có việc xây dựng thói quen rửa tay với xà phòng; cũng như phối hợp với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương để truyền thông, in khuyến cáo không lạm dụng kháng sinh trên đơn thuốc tại bệnh viện.

Đại diện Quỹ Unilever Việt Nam – Nhãn hàng Lifebuoy chia sẻ: “Sắp tới, Quỹ Unilever Việt Nam – nhãn hàng Lifebuoy sẽ tiếp tục đồng hành cùng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế nhằm đẩy mạnh truyền thông về việc rửa tay với xà phòng, nâng cao ý thức về ngăn ngừa kháng kháng sinh trong cộng đồng, mở rộng triển khai các hoạt động về phòng chống kháng thuốc kháng sinh và phòng chống bệnh tật. Phòng chống đề kháng kháng sinh là một vấn đề chung của xã hội, vì vậy cần sức mạnh đoàn kết để có thể tạo ra một môi trường lành mạnh, an toàn, vì một Việt Nam khỏe mạnh và đáng sống hơn”.

MỚI - NÓNG
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
TPO - Sáng nay 12/12, người dân TPHCM đón ngày mới trong thời tiết mát mẻ, nắng yếu nhưng sương mù tiếp tục bao phủ nhiều nơi. Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.