Phát phì vì… thực đơn dinh dưỡng lành mạnh!

Phát phì vì… thực đơn dinh dưỡng lành mạnh!
TP - Các loại nước uống dinh dưỡng lành mạnh và thực phẩm nghèo năng lượng có thể kích thích ăn ngon miệng và dẫn đến gia tăng trọng lượng cơ thể. Phi lý? Không hề.

Kết quả những nghiên cứu mới nhất tiến hành tại Mỹ cho thấy: những người uống nước cam tổng hợp dinh dưỡng lành mạnh, đặc biệt là trẻ em, thường ăn nhiều bánh ngọt hơn và rơi vào tình trạng dinh dưỡng kém lành mạnh. Vài năm trước BS Sharon Fowler, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng thuộc Trung tâm các khoa học về Sức khỏe (Đại học Tesas ở San Antonio) đã cảnh báo về tác dụng tiêu cực của những loại nước uống dinh dưỡng lành mạnh có ga. Nhà khoa học đã quan sát diễn biến thực đơn được 1.550 người (từ 25 đến 64 tuổi) áp dụng liên tục trong thời gian tám năm. Thoạt đầu 622 người tham gia nghiên cứu có trọng lượng cơ thể theo chuẩn mực, song đến cuối thời gian nghiên cứu một phần ba trong số họ đã bị thừa cân hoặc béo phì. Chủ yếu họ là đối tượng uống nhiều nước có ga. Tệ hơn, béo phì hoặc thừa cân xuất hiện nhiều nhất ở những người uống duy nhất nước uống dinh dưỡng lành mạnh!

Phát phì vì… thực đơn dinh dưỡng lành mạnh! ảnh 1

Nghịch lý có cơ sở khoa học. Tự nhiên, trong những yếu tố não bộ đánh giá giá trị cung cấp năng lượng cho cơ thể của thực phẩm, có mùi vị. Đó là cơ chế sinh lý học cho phép cơ thể kiểm soát số lượng thực ăn hấp thụ. Thế nên một khi mối liên hệ giữa vị ngọt ngào và trữ lượng năng lượng cao bị triệt tiêu, não bộ sẽ mất định hướng đánh giá và đòi hỏi được cung cấp những đơn vi calo do vị ngọt đã hứa. Vì thế thực phẩm đường hóa học nghèo năng lượng có thể cản trở nỗ lực giảm béo.

Việc duy trì lâu dài cơ chế này đặc biệt đe dọa trẻ em được nuôi dưỡng bằng các sản phẩm nghèo năng lượng, bởi cơ thể chúng vẫn chưa học được năng lực liên tưởng mùi vị với giá trị năng lượng của sản phẩm. Vì lý do này trẻ là đối tượng rất dễ ngã bệnh phàm ăn và dễ bị béo phì. Vậy nên thiên hướng phàm ăn có thể gắn liền đến thực đơn, thay vì duy nhất do gien di truyền. Vậy nên sẽ tốt hơn, khi để trẻ ăn uống bình thường, thay vì áp dụng chế độ dinh dưỡng nghèo năng lượng.

Theo quy định mang tính pháp lý của Nghị viện châu Âu, sản phẩm thực phẩm có thể gắn nhãn “light”, nếu giá trị năng lượng của nó tối đa không quá 40 kcal trên 100 gam trọng lượng trong trường hợp sản phẩm rắn và không cao hơn 20 kcal với 100 ml trong trường hợp chất lỏng. Để đạt được tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất buộc phải giảm thiểu số lượng chất béo hoặc hạn chế đường. Cả hai chiến lược đều gắn liền với vô số nhược điểm. Chất béo được tận dụng trong nhiều quá trình trao đổi chất, trong đó có sản xuất các hoóc-môn và tái cấu tạo tế bào, thí dụ các tế bào miễn dịch. Thời gian dài ăn các sản phẩm nghèo chất béo, cơ thể sẽ bị đe dọa thiếu thụt các vitamin quan trọng A, D, E và K, vốn chỉ tan trong chất béo. Vì thế thậm chí nếu sản phẩm light được làm giầu các vitamin trên, chúng cũng không được cơ thể hấp thụ.

Các chất béo cũng góp phần giúp cơ thể thuần hóa beta caroten và likopen ẩn chứa trong rau quả vốn rất có lợi cho sức khỏe. Tình trạng thiếu hụt các vitamin, nhất là vitamin D đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và người cao tuổi, vì thế không nên hạn chế thái quá chất béo trong thực đơn. Nên nhớ, các sản phẩm nghèo chất béo cũng không được chỉ định sử dụng cho đối tượng là nạn nhân của hội chứng sợ ăn, nạn nhân các bệnh ung thư, nhiễm HIV và những bệnh hủy diệt cơ thể khác.

Hiện nay việc giảm thiểu lượng đường trong thực phẩm chủ yếu dựa trên nỗ lực thay thế đường tự nhiên bằng đường hóa học, trong đó phổ biến nhất là aspartam (E 951). Cho dù đa số giới chuyên gia không phản đối việc sử dụng E 951, tuy nhiên đã có không ít công trình nghiên cứu gắn tình trạng lạm dụng đường hóa học với hiện tượng suy giảm trí nhớ, co thắt cơ, tính khí thất thường, mất ngủ và dị ứng ở trẻ em. Việc sự dụng quá liều đường hóa hóa học dễ xảy ra, khi ngành công nghiệp thực phẩm sử dụng aspartam trong sản xuất hầu hết sản phẩm, không chỉ mặt hàng có dán nhãn light. Một trong những thành phần nguy hiểm của aspartam là fenyloalamin – hợp chất có thể tích tụ trong não bộ phôi thai và trẻ sơ sinh. Vì lý do này phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần hết sức lưu ý đường hóa học.

Mẹo kinh doanh phổ biến là biến đổi thành phần sản phẩm và thay thế đường bằng chất béo hoặc ngược lại, mục đích, để tạo cảm giác, sản phẩm thuộc dạng dinh dưỡng lành mạnh. Trong những trường hợp này, nhà sản xuất không sử dụng nhãn “light”, mà thay thế bằng “slim”, “fit”, “fitness”, “0%”, nhằm tạo cho “thượng đế” ảo giác về nỗ lực quan tâm đến sức khỏe. Ngoài ra không hiếm sản phẩm “dinh dưỡng lành mạnh” chỉ là thủ thuật quảng cáo hoàn hảo, bởi nếu người tiêu dùng đọc kỹ thông tin trên bao gói, sẽ nhận thấy nó không khác nhiều sản phẩm cùng loại truyền thống – về mặt năng lượng. Vậy nên, sẽ tốt hơn – khi bạn sử dụng một chút ít hơn sản phẩm truyền thống, thay vì lạm dụng “thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh”.

Khuê Minh
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG