Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần Đồng Khởi, ý chí, khát vọng vươn lên của người Bến Tre

0:00 / 0:00
0:00
TP - Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là động lực quan trọng để Bến Tre vươn lên phát triển cùng với các tỉnh trong khu vực. Nhân dịp lễ Quốc khánh 2/9, Tiền Phong trao đổi với đồng chí Lê Đức Thọ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre về kết quả đạt được trong thời gian qua cũng như những nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.

Xây dựng Bến Tre phát triển nhanh, bền vững, sánh vai với các tỉnh trong khu vực và cả nước

Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần Đồng Khởi, ý chí, khát vọng vươn lên của người Bến Tre ảnh 1

Thưa ông, thời gian qua, với sự tập trung lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Bến Tre đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, thưa ông?

Qua gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 20/1/2003 của Bộ Chính trị khoá IX về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2001 - 2010, với sự tập trung lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Bến Tre đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế: Đó là kinh tế phát triển chưa toàn diện, chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô kinh tế còn nhỏ, đến năm 2020 chỉ đứng thứ 11/13 tỉnh khu vực ĐBSCL; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020 chưa đạt chỉ tiêu đề ra; GRDP/người còn thấp so khu vực ĐBSCL, đứng thứ 12/13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.

Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần Đồng Khởi, ý chí, khát vọng vươn lên của người Bến Tre ảnh 2

Bến Tre ưu tiên phát triển kinh tế biển

Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khoá XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là động lực quan trọng để Bến Tre vươn lên phát triển cùng với các tỉnh trong khu vực.

Để cụ thể hóa thực hiện thắng lợi quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển toàn diện vùng ĐBSCL, Bến Tre đã tích cực, chủ động vận dụng các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với thực trạng, chủ động khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của tỉnh, xây dựng Bến Tre phát triển toàn diện tập trung vào các trụ cột: “Phát triển kinh tế là trung tâm; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần và động lực; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị là nhiệm vụ then chốt; tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, phát triển các hoạt động đối ngoại trong và ngoài nước” nhằm xây dựng Bến Tre phát triển nhanh, bền vững, sánh vai với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Những định hướng, quan điểm phát triển nêu trên, được tỉnh cụ thể hoá triển khai như thế nào. Được biết lãnh đạo Bến Tre cũng vừa có chuyến công tác, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế biển với hai tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, vậy ưu tiên phát triển kinh tế biển của tỉnh ra sao, thưa ông?

Đảng bộ tỉnh phấn đấu đưa tỉnh phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; tăng cường kết nối nội vùng, liên vùng, trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, phát huy tối đa lợi thế kinh tế biển. Bởi Bến Tre nằm cuối nguồn sông Cửu Long với chiều dài bờ biển trên 65km và vùng biển đặc quyền kinh tế gần 20.000km2 đã tạo lợi thế lớn trong phát triển kinh tế biển theo hướng toàn diện, gồm: Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, dịch vụ logistic, phát triển năng lượng tái tạo, điện LNG, phát triển hệ thống giao thông đường thủy, đường hàng hải kết hợp với giao thông đường bộ, phát triển du lịch biển...

Đặc biệt là các ngành kinh tế thuần biển đóng góp giá trị khá lớn trong GRDP của tỉnh. Diện tích nuôi thủy sản của tỉnh đạt khoảng 50.000ha, tạo ra sản lượng nuôi khoảng 295.020 tấn. Đồng thời, diện tích nuôi tôm các loại khoảng 30.815ha chủ yếu tập trung ở các huyện ven biển Bình Đại, Thạnh Phú và một phần ở huyện Ba Tri; trong đó, diện tích nuôi tôm theo hình thức ứng dụng công nghệ cao khoảng 1.950ha, năng suất bình quân 60 - 70 tấn/ha.

Tỉnh đang triển khai các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật vùng nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao, để thực hiện mục tiêu phát triển ít nhất 4.000ha nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn 3 huyện biển đến năm 2025.

Mặt khác, tình hình hoạt động khai thác ổn định, năng lực đánh bắt ngày càng phát triển. Tổng số tàu khai thác thủy sản đăng ký trên 3.884 chiếc, sản lượng khai thác bình quân trên 140 ngàn tấn/năm. Dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển. Bến Tre có 3 cảng cá là cảng Bình Đại (Bình Thắng), cảng Ba Tri (Tiệm Tôm) và cảng Thạnh Phú (An Nhơn) đáp ứng đủ công suất cho tàu cá cập bến.

Lập Đề án phát triển khu kinh tế ven biển tỉnh Bến Tre

Xin ông cho biết thêm về định hướng phát triển hướng Đông của Bến Tre?

Với mục tiêu “phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần Đồng khởi, ý chí, khát vọng vươn lên của người Bến Tre”, trong giai đoạn mới, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trọng tâm, đột phá để phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030. Đặc biệt, định hướng phát triển về hướng Đông sẽ mở ra không gian phát triển trên thực địa về hướng biển, tạo ra động lực mới để tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Tỉnh đã xác định những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là tập trung hoàn thành và triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng cân đối, gắn với định hướng phát triển tỉnh về hướng Đông, trọng tâm là kinh tế biển, liên kết vùng và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu đi đôi với khắc phục những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển các hoạt động đối ngoại. Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện có kết quả các chương trình, đề án, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của từng địa phương về phát triển kinh tế biển.

Cùng với đó, phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 và 2025-2030, trọng tâm là tập trung triển khai đầu tư, hoàn chỉnh các công trình: Đê bao ngăn mặn nối liền 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú - giai đoạn 2; cầu Rạch Miễu 2; Đường gom vào cầu Rạch Miễu 2; tuyến đường bộ ven biển (giai đoạn 1)... thu hút, kêu gọi đầu tư các cảng bốc xếp và tập trung hàng hóa, phát triển các khu, cụm công nghiệp.

Đặc biệt, tuyến đường bộ ven biển khi hoàn thành sẽ kết nối giao thông từ TP Hồ Chí Minh qua Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và các tỉnh ven biển trong vùng nhằm mở rộng không gian phát triển mới, tạo động lực đột phá cho phát triển tỉnh.

Ngoài ra, tích cực nghiên cứu, đề xuất, đề nghị sự ủng hộ của các bộ, ngành Trung ương để sớm trình Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương lập Đề án phát triển khu kinh tế ven biển tỉnh Bến Tre, làm cơ sở xây dựng Đề án thành lập khu kinh tế ven biển tỉnh Bến Tre nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển, thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào các công trình trọng điểm, then chốt, có tính lan tỏa cho phát triển kinh tế - xã hội; giúp chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tạo ra các ngành công nghiệp, dịch vụ mới và thúc đẩy liên kết vùng ĐBSCL, đưa tỉnh vào nhóm các tỉnh, thành phát triển khá giai đoạn 2021 - 2030.

Để đạt mục tiêu trên, tỉnh cần tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp gì, thưa ông?

Việc đầu tiên là tỉnh sẽ tập trung đổi mới hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực. Liên kết vùng phải trở thành quan điểm chỉ đạo, chiến lược dẫn dắt sự phát triển của tỉnh gắn với phát triển toàn vùng. Phát huy tốt vai trò thành viên trong vùng ĐBSCL, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động liên kết vùng nhằm góp phần khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương; trong đó, đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển giữa tỉnh Bến Tre với các tỉnh Tiểu vùng duyên hải phía Đông ĐBSCL (Bến Tre - Trà Vinh- Vĩnh Long - Tiền Giang), liên kết 4 tỉnh ABCD Mê Công (An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp); hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trọng điểm của các vùng kinh tế;…

Tập trung hoàn thành và triển khai Quy hoạch tỉnh, tạo cơ sở để chuyển đổi mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung thông qua phát triển các chuỗi sản xuất, cụm ngành, hành lang kinh tế và chuỗi đô thị.

Hoàn thiện và triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bến Tre đến năm 2030; trong đó, chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, hữu cơ, an toàn thực phẩm, nông nghiệp hiệu quả, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; tăng hàm lượng khoa học và công nghệ, phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao; tiếp tục xây dựng một số vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng, hỗ trợ, chế biến dừa, thủy sản và các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển khác trở thành ngành chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyên môn hóa cao, tạo sức lan tỏa, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng của địa phương gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, gắn với tiềm năng, lợi thế địa phương như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch sông nước, du lịch biển, du lịch miệt vườn, du lịch cộng đồng,... Đầu tư khai thác tốt các dịch vụ thương mại, dịch vụ,... đồng bộ với phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, kinh tế du lịch,...

Trân trọng cảm ơn đồng chí Bí thư Tỉnh ủy!

Tập trung hoàn chỉnh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại; Thu hút các nhà đầu tư có năng lực, tiềm lực đầu tư các dự án công nghiệp có quy mô lớn, công nghệ hiện đại và giá trị gia tăng cao,... Xúc tiến đầu tư dự án Điện khí hóa lỏng (LNG) tại Bến Tre; sản xuất và phân phối điện (điện gió, điện khí, điện sinh khối…); sản xuất Hydro xanh, Amoniac xanh...

Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù mang nét đặc trưng của Xứ Dừa Bến Tre tạo sức “hấp dẫn, độc đáo, đặc sắc riêng” của tỉnh.

MỚI - NÓNG
Bãi đỗ xe 78 tỷ đồng giữa trung tâm Đà Nẵng đìu hiu
Bãi đỗ xe 78 tỷ đồng giữa trung tâm Đà Nẵng đìu hiu
TPO - Bãi đỗ xe thông minh tại số 166 Hải Phòng (quận Thanh Khê) nằm ngay giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng. Trái ngược với kỳ vọng là nơi giải quyết bài toán đậu đỗ đau đầu thì nơi này lại lâm cảnh đìu hiu, dù các khu vực xung quanh ô tô bon chen từng chỗ đậu.