Do nhận thức như trên nên nhiều nhà vườn ở Hưng Yên đã chọn phân Văn Điển để bón cho nhãn rất hiệu quả như ý kiến của ông Nguyễn Đức Thụ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh: “Cây nhãn Hưng Yên nhất là cây nhãn lồng có hương vị ngọt thơm khác biệt mà trồng ở nơi khác không thể có được là do vùng đất trồng nhãn có đầy đủ các chất vi lượng.
Tuy vậy do trồng nhãn qua nhiều năm, đất dần giảm đi sự màu mỡ, chất trung và vi lượng cạn kiệt dần. Phân NPK Văn Điển khác các loại phân thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn có đầy đủ các chất trung và vi lượng, giúp cung cấp đầy đủ và cân đối 16 nguyên tố thiết yếu cho cây trồng. Do vậy, bón phân Văn Điển nhãn sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất chất lượng”.
Đồng tình với ý kiến ông Thụ, ông Nguyễn Xuân Thu, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phù Cừ (Hưng yên) cho biết: “Phân Văn Điển còn giúp cho nhãn cây khỏe chắc bền, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết bất thuận như úng hạn, rét, gió bão và hạn chế sâu bệnh nên hạn chế bị mất mùa nhất là những năm lúc ra hoa rét đậm, trời âm u, mưa phùn. Do giảm phun thuốc BVTV và không phải xử lý các chất kích thích nên sẽ tạo điều kiện cho việc sản xuất nhãn theo quy trình VietGAP”.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng cho nhãn gồm: NPK 5.10.3 và NPK 12.8.12. Cây từ 1 đến 4 năm bón một gốc: NPK 5.10.3: 0,5- 1 kg, NPK 12.8.12: 1- 1,5 kg. Cây từ 5 đến 10 tuổi: bón một gốc NPK 5.10.3: 1 – 1,5 kg, NPK 12.8.12: 1,5- 2 kg. Cây trên 10 tuổi bón một gốc: NPK 5.10.3: 1,5- 2 kg, NPK 12.8.12: 2 -2.5kg. Mỗi năm chia làm 3 đợt bón: đợt một (đón hoa) bón 60% lượng NPK 12.8.12. Đợt hai (thúc quả, khi quả bằng hạt đỗ) bón 40% lượng NPK 12.8.12 còn lại. Đợt ba (sau khi thu hoạch quả 25 - 30 ngày) bón toàn bộ phân NPK 5.10.3. Cách bón: Đợt một, đợt hai: xới nhẹ đất theo tán cây, rắc phân, tưới nước đủ ẩm. Đợt ba: đào rãnh xung quanh tán cây sâu 20- 30 cm, rộng 30- 40 cm, rắc phân, lấp đất, tưới đủ ẩm.