Lễ ký thỏa thuận chiều 29/2 |
Cơ chế phát triển sạch là một trong 3 cơ chế được Nghị định thư KYOTO, cho phép các nước công nghiệp phát triển (các nước đầu tư) có được các chứng chỉ giảm phát thải khi thực hiện các dự án phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tại các nước đang phát triển (các nước chủ nhà).
Xác định rõ phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm môi trường, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã sớm cùng các đối tác đầu tư, quan tâm công tác bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác dầu khí.
Từ ngày 4/2/2006, Dự án CDM Rạng Đông đã chính thức được ủy ban Quốc tế về cơ chế phát triển sạch (EB) chấp thuận cho đăng ký là dự án CDM và ngày 28/2/2008.
Các đối tác của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là Công ty Dầu khí Việt - Nhật (Japan Vietnam Petroleum Ltd – JPVPC), Công ty Dầu khí Conoco Phillips (U.K.) Gama Ltd và Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí – PVEP (đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) |
Dự án đã được cấp Chứng chỉ Giảm phát khí thải Khí gây hiệu ứng nhà kính (CERs) đợt đầu tiên. Dự án CDM Rạng Đông được vinh dự là một trong những dự án CDM đầu tiên của Việt Nam và là Dự án CDM đầu tiên trên thế giới về thu gom và sử dụng khí đồng hành và được Ủy ban Quốc tế về CDM chấp thuận. Theo đại diện Bộ Tài nguyên- Môi trường cho biết, trong nước hiện có 25 dự án CDM cũng đã được Việt Nam phê duyệt.
Trong khuôn khổ Nghị định thư KYOTO, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã cùng với các đối tác trên xây dựng và phát triển Dự án CDM về thu gom và sử dụng khí đồng hành của mỏ Rạng Đông, Lô 15.2 ngoài khơi Đông Nam - Việt Nam.
Đây là dự án tận thu khí đồng hành từ quá trình khai thác dầu mỏ Rạng Đông làm nhiên liệu cho các nhà máy điện từ khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng lượng giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ dự án này dự kiến khoảng 6-7 triệu tấn CO2.