Ông Trịnh Văn Quyết đã bán 2 máy bay trực thăng

Một trong những chiếc trực thăng được gắn logo của FLC Group đã được bán cho đối tác
Một trong những chiếc trực thăng được gắn logo của FLC Group đã được bán cho đối tác
Hai máy bay trực thăng thuộc sở hữu của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đã được chuyển nhượng cho người khác…

Xác nhận với PV Nhadautu.vn, một lãnh đạo FLC cho biết, đây là hai chiếc trực thăng được tập đoàn này mua năm 2014. Cả hai chiếc máy bay này có trị giá trên 1000 tỷ đồng, với tham vọng là hãng đầu tiên khai thác dịch vụ trực thăng bay tới các điểm du lịch mà FLC đang quản lý.

“Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào khai thác, chúng tôi nhận thấy dịch vụ sử dụng trực thăng tại Việt Nam còn gặp nhiều bất cập do phải xin phép đường bay. Thông thường thời gian xin phép đường bay mất một tuần, nên đã mất đi tính cơ động. Do đó, chúng tôi quyết định không khai thác dịch vụ này”, nguồn tin từ FLC nói với PV.

Được biết, đây cũng là lý do cả hai chiếc trực thăng thuộc biên chế của tỷ phú Trịnh Văn Quyết giờ không còn thuộc sở hữu của FLC, khi mới đây tỷ phú Quyết đã đặt bút ký sang nhượng cho đối tác.

Năm 2015, nhiều nhà đầu tư mua biệt thự FLC L’Amoura Samson đã được Tập đoàn FLC đưa đi nhận bàn giao nhà bằng máy bay trực thăng. Trong lần nhận nhà này, phi công đưa khách hàng bay xung quanh quần thể FLC Sầm Sơn và được ngắm nhìn toàn bộ không gian của khu đô thị biển FLC L’Amoura Samson cùng vị trí ngôi nhà của mình từ trên cao.

“Đó là một cảm giác thật đặc biệt, rất khó tả”, một khách hàng được ngồi trên máy bay của tỷ phú Quyết lần đó, nhớ lại.

Trong khi đó, mới đây Tập đoàn FLC đã ký với nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới – Airbus -  đặt mua 24 chiếc máy bay với tổng giá trị thương vụ lên đến 2,4 tỷ USD. Những máy bay này sẽ thuộc biên chế của hãng hàng không Bamboo Airways, một tham vọng mới nhất của tỷ phú Trịnh Văn Quyết trong chiến lược phát triển kinh doanh đa ngành nghề của tập đoàn.

Theo Theo Nhadautu
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.