NSƯT Thanh Lam: Tôi góp ý về thái độ của Đức Tuấn vì kỳ vọng vào các bạn trẻ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Mới đây, trên trang cá nhân, Thanh Lam có bài viết dài nói về chương trình Đêm nhạc Trịnh…Nối miền di sản. Đáng chú ý trong bài viết chị nhắc tới ca sỹ Đức Tuấn với hành xử bỏ về giữa buổi tập, đúng vào lúc Thanh Lam đang tập trên sân khấu. Sau đó, nam ca sỹ vẫn xuất hiện trong đêm diễn, hát 2 bài mà không cần ban nhạc, “để các nghệ sỹ trong ban nhạc ngồi nghe bạn hát”, trích bài viết của Thanh Lam.

Chị không sợ thù oán của đồng nghiệp hay sao mà công khai câu chuyện trên trang cá nhân?

NSƯT Thanh Lam: Có gì đâu, tôi nói góc nhìn của tôi về nghề thôi mà.

Tính thẳng thắn của chị hình như không thuyên giảm qua thời gian?

NSƯT Thanh Lam: Tôi chỉ muốn nói rằng, bạn ấy (Đức Tuấn) đã đánh mất tình cảm của mình với những người đồng nghiệp chứ không lên án gì bạn ấy.

Chương trình này do nhạc sỹ Quốc Trung đảm nhiệm?

NSƯT Thanh Lam: Chương trình do anh Quốc Trung đạo diễn nghệ thuật.

Chị đã đọc phản ứng của Đức Tuấn chưa?

NSƯT Thanh Lam: Chưa. Nhưng tôi có nghe con tôi nói qua, hình như có từ “tha thứ”. Tôi không muốn đôi co, chỉ muốn nói suy nghĩ của mình, tại sao sau dịch bệnh kinh hoàng qua đi, có một “sô” như thế, mà lại ứng xử thế. Tôi chỉ thấy buồn cho con người thôi.

NSƯT Thanh Lam: Tôi góp ý về thái độ của Đức Tuấn vì kỳ vọng vào các bạn trẻ ảnh 1

NSƯT Thanh Lam trong đêm nhạc Trịnh- Nối miền di sản (Ảnh: FBNV)

Ngoài đời chị có quan hệ gì với ca sỹ Đức Tuấn không?

NSƯT Thanh Lam: Không, tôi chẳng có quan hệ gì, đi hát cùng nhau, thế thôi.

Nghe nói đêm nhạc Trịnh chị hát dưới mưa?

NSƯT Thanh Lam: Đúng rồi. Tôi hát 4 ca khúc trong đó có “Em hãy ngủ đi”, “Để gió cuốn đi”…

Được mệnh danh diva, lại hát nhạc Trịnh, dòng nhạc vốn đã quen thuộc với chị, nhưng chị vẫn phải đổ công sức tập luyện cùng ban nhạc. Có vẻ chị kỹ quá?

NSƯT Thanh Lam: Vì cái loại hình âm nhạc đó của anh Trung khó hát, khó cảm về nhịp…

Đó là bản phối mới hoàn toàn cho ca khúc Trịnh?

NSƯT Thanh Lam: Đúng rồi.

Tại sao nhiều “sô” mời chị mà chị lại bỏ tất để theo chương trình này?

NSƯT Thanh Lam: Với tôi, chuyên nghiệp là khi bạn hát một chương trình lớn bạn phải nghĩ tới tổng thể chương trình. Nếu mình chạy “sô” tập chưa chắc mình có thể làm phí công của người phối khí và sự tập luyện của cả ban nhạc . Tôi tôn trọng mục đích chung của chương trình nên đành phải từ chối những “sô” vào ngày 29/4.

Tôi không sợ hát sai. Mà buồn nếu làm phí bản phối mới, sự tập luyện của ban nhạc nên không cho phép mình sai trong phần biểu diễn của mình.

Nhạc sỹ Quốc Trung, đạo diễn nghệ thuật, lại “tình xưa nghĩa cũ”, có ưu ái chị hơn các nghệ sỹ khác tham gia chương trình không ?

NSƯT Thanh Lam: Khi đã làm nghề thì người nghệ sỹ có trách nhiệm với cả chương trình, ứng xử công bằng như nhau thôi.

Hay Đức Tuấn thấy chị được ưu ái hơn nên bỏ về?

NSƯT Thanh Lam: Cái đó thì tôi không biết (cười). Tôi chỉ thấy bạn ấy đi hát mà không tập luyện, đến sân khấu thì bật điện thoại lên, nghe chủ âm để vào thì cái đó là hành động mà tôi nghĩ ngoài Đức Tuấn ra, chẳng ai dám làm như vậy.

NSƯT Thanh Lam: Tôi góp ý về thái độ của Đức Tuấn vì kỳ vọng vào các bạn trẻ ảnh 2

Ca sỹ Đức Tuấn (Ảnh: Internet)

Nhiều người thấy hiện tượng như trên, họ cũng để bụng không nói, vì sợ mất lòng. Tại sao chị lại nói điều mình nghĩ? Như thế có dại không?

NSƯT Thanh Lam: Tôi nói vì kỳ vọng vào các bạn trẻ, về tính nhân văn của mỗi nghệ sỹ, chứ không nói về việc hát đâu nhé. Vì việc đó quá nhỏ. Là người làm nghệ thuật thì văn hóa với đồng nghiệp rất cần. Đây là “sô” event chứ không phải “sô” của riêng Đức Tuấn tổ chức. Đó là một buổi hát event sau 2 năm COVID, âm thanh hay, ánh sáng đẹp, phối khí mới… Đã quá lâu không có một sân chơi như vậy. Đối với người làm nghề khi bạn có môi trường tốt thì đó là những cơ hội rất đáng quý.

MỚI - NÓNG
Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh hư hỏng
Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh hư hỏng
TPO - Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh ở vườn hoa Hàng Đậu (Ba Đình, Hà Nội) bị hư hỏng khá lớn do cây đổ vào khi bão YAGI đổ bộ. Tượng đài là biểu tượng tôn vinh lòng kiên cường, anh dũng hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với chiến công của quân dân Thủ đô trong suốt 60 ngày đêm chiến đấu những ngày mùa đông năm 1946.