'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao

'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao
TPO - Toạ lạc bên hữu ngạn sông Đuống thơ mộng, chùa Bút Tháp nổi tiếng với những tác phẩm kiến trúc, điêu khắc tuyệt mỹ cùng nét nguyên sơ hấp dẫn với sự dung hội hai nền văn hoá Việt – Hoa.

'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao

'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 1
'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 2

Chùa Bút Tháp có tên chữ là "Ninh Phúc Thiền Tự" (ngày nay thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế.

'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 3
'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 4
'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 5
'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 6

Chùa được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến Tiền Đường, tiếp theo là Thượng điện - gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc.

'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 7
'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 8
'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 9

Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, có khắc hình chủ yếu là động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá...

Đáng chú ý là những chim, hươu, khỉ, rồng... đều rất sinh động, thần tình. Bên trong có bày các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân và tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay.

'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 10
'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 11
'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 12
'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 13

Nối giữa Thượng điện (Thế giới Phật Pháp lòng thành được nhận) và Tích thiên Am (Nơi cầu mong để được siêu thoát) là chiếc Cầu đá cong (Vượt qua cầu đã cao xa giữ sạch bụi trần) bắc ngang qua hồ nước trồng sen tinh khiết.

Cầu dài 4m gồm 3 nhịp uốn cong vồng, mặt cầu lát đá xanh trơn nhẵn, hai bên cầu có 12 bức lan can đã được chạm khắc rất công phu, tinh xảo và bố trí rất hợp lý: đầu cầu là hai con sư tử và thành cầu là những kiểu chạm trổ cổ quen thuộc, rất hài hoà.

'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 14
'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 15
'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 16

Chùa có tháp Bảo Nghiêm thờ Hòa Thượng Chuyết Chuyết, trông tháp giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng.

Tháp cao 13,05 m, năm tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh; ngoài tầng đáy rộng hơn, bốn tầng trên gần giống nhau, rộng 2 m. Năm góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ. Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29 m.

Ngoài kỹ thuật xây dựng đá, phần bệ tượng được bao quanh bằng hai vòng tường cấu tạo bằng cột và lan can. Riêng ở tầng dưới cùng của toà tháp này có mười ba bức chạm đá với lấy đề tài chủ yếu là các con thú. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa.

'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 17
'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 18

Tháp quay Cửu phẩm liên Hoa – Hoa sen chín tầng – Tháp cao chín tầng như 9 đài sen, 8 mặt đều đặn thể hiện 8 phương của nhà Phật, ngăn cách các tầng là một bức gỗ chạm cánh sen nở xoà bốn phía, đầu nhọn khối nổi phồng. Chín đài sen tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo.

'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 19
'Ninh Phúc Thiền Tự': Vươn thẳng trời cao ảnh 20

Điều đặc biệt là Tháp có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ, mỗi vòng quay của tháp ứng với 3.542.400 câu niệm phật.

Minh Nguyệt (tổng hợp)

Theo Viết
MỚI - NÓNG