Niềm vui thoát bệnh của nhà báo quân đội
Ông Đặng Việt Thủy ở số nhà 35, ngõ 120 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình- Hà Nội là Đại tá quân đội, từng là quân nhân cầm súng chiến đấu, sau này thành quân nhân cầm bút. Ông là nhà báo, nguyên là Trưởng phòng Kế hoạch- Nhà Xuất bản Quân Đội Nhân dân, đã góp phần xuất bản nhiều cuốn sách về y, dược.
Ông Đặng Việt Thủy. |
Cái nghề của ông Thủy tưởng như Đông Tây Kim Cổ đều rành, nhưng người ta hay nói: Dao sắc không gọt được chuôi - ngẫm ra điều này quả đúng với ông. Có bao nhiêu bài về các loại bệnh và cách chữa trị đã qua tay ông lên kế hoạch xuất bản, ông cũng không nhớ hết thế nhưng bệnh tật cũng không chừa ông ra.
Năm 2001, ông bị mắc bệnh đại tràng nhưng thoạt đầu ông không biết đó là bệnh mà chỉ nghĩ rằng mình bị trở bụng do ăn phải thức ăn không phù hợp. Nhưng rồi những triệu chứng đau bụng, đi ngoài diễn ra liên tục không dứt làm sức khỏe suy giảm, ông mới nhận ra vấn đề và thấy cần phải đi khám để xác định đúng bệnh. Sau khi có kết quả là mắc bệnh đại tràng, ông Thủy bắt đầu song hành với các bệnh viện đồng thời cũng không hề bỏ qua lợi thế của mình là các loại sách chữa trị bệnh đại tràng.
Thoạt đầu ông đi các bệnh viện để chữa theo đơn thuốc của bác sĩ kê cho nhưng đi hết viện này sang viện kia mà bệnh cũng chẳng hề khỏi nên ông tự mầy mò trong các sách về thuốc chữa bệnh đại tràng với mong muốn sẽ nhanh chóng cắt đuôi bệnh nhưng cứ uống thuốc thì triệu chứng đỡ được dăm ngày, hết thuốc bệnh lại như cũ, ông mới chuyển hướng sang thuốc Nam.
Đúng là có bệnh thì vái tứ phương- ông uống đủ loại thuốc từ thuốc sắc, thuốc viên cho đến thuốc dạng bột nhưng lần điều trị nào bệnh cũng chỉ đỡ chút ít mà không khỏi hẳn. Bệnh hành bản thân ông khổ thì cũng cố mà chịu, đằng này nó gây mối phiên toái cho quan hệ ngoại giao với bên ngoài cũng như công việc của ông hết sức. Đi làm việc với đối tác ở một nhà hàng nào đấy thì đến nơi là ông cứ phải ngoái trước nhìn sau tìm hiểu xem nhà vệ sinh nằm ở đâu để chọn chỗ ngồi cho phù hợp, còn tiện đường mà “giải quyết”. Các cuộc gặp gỡ vẫn đi kèm với những bữa chiêu đãi “mâm cao cỗ đầy”, ông không thể không nhiệt tình trong bữa ăn được và cũng khó lòng từ chối những món ăn nhiều đạm mà đối tác chăm sóc cho mình. Thế là không sớm thì muộn, hậu quả sau những bữa tiệc đó là ông bị đau chướng bụng, đi ngoài liên tục - lúc phân sống, lúc phân lỏng, ông phải xử lý tức thì bằng thuốc Tây để giải quyết các triệu chứng trước mắt. Thêm điều nữa làm ông rất ớn với căn bệnh này- đó là do công việc ông thường hay phải đi công tác xa, phương tiện di chuyển lúc thì ô tô, lúc thì máy bay nhưng bệnh của ông thì thường nhè lúc ông đang di chuyển mà hành ông đến khốn khổ. Ngồi trên máy bay với bao nhiêu hành khách xung quanh mà ông cứ ra vào nhà vệ sinh liên tục trong ánh mắt ái ngại của nhiều người. Nhất là đi xe ô tô thì thật là thảm họa, không phải lúc nào cũng bắt lái xe phải dừng cho mình giải quyết “việc riêng”. Điều ông Thủy ấm ức nhất là ông vốn là tín đồ trung thành của môn thể thao vua, nhất là các trận bóng đá đỉnh cao của thế giới như Worldcup hay Euro thì ông rất thích và không bỏ sót trận nào, chỉ có điều các trận đấu hay diễn ra vào ban đêm nên khi bệnh đại tràng tái phát, sức khỏe không tốt thì ông khó lòng mà theo dõi trọn vẹn được một trận bóng. Nếu bệnh không khỏi thì chẳng thể nào có niềm vui thế nên dù phải sống chung với bệnh hàng chục năm trời nhưng chưa khi nào ông Thủy nguôi đi ý định tìm thuốc chữa khỏi hẳn bệnh.
Qua nghiên cứu nhiều loại sách báo, ông Thủy tìm được thông tin Đại tràng Tâm Bình do dược sĩ Lê Thị Bình - cháu ngoại Bà Giằng nghiên cứu và sản xuất thì ắt hẳn có bí quyết thuốc gia truyền cộng thêm trình độ dược sĩ hẳn sản phẩm làm ra phải tốt.Ông đã đến ngay nhà thuốc công ty tại 22 Ông Ích Khiêm- Hà Nội mua liền 3 hộp về dùng trong 1 tháng. Ông uống theo hướng dẫn, mỗi lần 3 viên trước khi ăn và 2 lần một ngày. Chỉ sau 3 ngày sử dụng, bụng ông đã ổn hơn, không còn bị sôi réo nữa. Uống liên tục trong vòng 5 tháng thì bệnh đã đỡ đến 70-80%, ăn thấy ngon miệng, ngủ cũng tốt hơn và các cơn đau bụng ít đi dần, đi ngoài phân đã thành khuôn, sức khỏe của ông được cải thiện rõ rệt.
Giờ ông có thể đi xa thăm thú các nơi thoải mái mà không phải e ngại gì về bệnh tật nữa. Điều ông hào hứng nhất chính là vào mùa Euro này ông có thể đường hoàng thưởng thức các trận cầu đỉnh cao mà không lo bị phá bĩnh nữa vì ông đã khỏe hơn và luôn tích sẵn Đại tràng Tâm Bình để dùng khi cần thiết. Ai có hỏi đùa ông: đi đâu có cần phải kéo theo nhà vệ sinh nữa không? Ông cười lớn: Tìm ra khắc tinh của bệnh đại tràng rồi, chỉ do tôi không kiêng khem được chặt chẽ chứ không thì đã khỏi đứt bệnh. Nhưng tôi sẽ theo Đại tràng Tâm Bình cho bằng khỏi hẳn mới thôi.