Tính từ năm 2007 đến năm 2018, các thương hiệu lớn đã tràn về Việt Nam chủ yếu ở lĩnh vực F&B như McDonalds, Baskin Robbins (Hoa Kỳ), Pizza Hut, Burger King (Singapore) hay các tên tuổi lớn trong lĩnh vực thời trang như Bvlgari, Moschino, Rossi,… Điều này khiến các doanh nghiệp Việt ưa chuộng đầu tư kinh doanh nhượng quyền nhiều nhất vào ngành F&B, thời trang, bán lẻ, nội thất và tiêu dùng.
Tuy nhiên, xu hướng nhượng quyền bưu cục gần đây được xem là “tâm điểm” chú ý với các nhà đầu tư bởi khả năng sinh lời cao, chi phí đầu tư hợp lý và có chiến lược kinh doanh lâu dài. Thêm một lý do khiến nhượng quyền bưu cục trở nên nổi trội là gần đây do tác động dịch bệnh, nhiều chuỗi nhượng quyền cà phê và nhà hàng truyền thống và các ngành khác gặp khó và buộc người kinh doanh phải tìm mô hình khả thi hơn.
Chuyển phát nhanh đang dần trở thành “tâm điểm” của các nhà đầu tư |
Anh Trung Tuấn (chủ bưu cục nhượng quyền tại Mỹ Đức - Hà Nội) chia sẻ, đã nhiều năm theo đuổi mô hình kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng do môi trường kinh doanh biến động, đặc biệt thời điểm COVID-19 kéo dài đã khiến công việc của anh gặp nhiều khó khăn. Sau khi tìm hiểu kỹ càng về mô hình nhượng quyền bưu cục, anh đánh giá tiềm năng, hiệu quả và khả năng sinh lời cao nên đã quyết định tham gia từ tháng 5/2021. Hiện tại mỗi ngày, bưu cục của anh xử lý tới hàng trăm đơn hàng. Vì đã hoàn vốn sau khi đầu tư, anh Tuấn đang ấp ủ mở rộng mô hình này tại Bắc Ninh.
Sự khác biệt lớn nhất giữa nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền bưu cục là bài toán “win - win” cho 2 phía: đơn vị nhượng quyền - đơn vị cho nhượng quyền. Phía thương hiệu nhượng quyền có thể nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động đến nhiều tỉnh, thành. Còn phía nhà đầu tư nhượng quyền, sẽ được hưởng lợi những nguồn lực sẵn có từ công ty mẹ như hệ thống vận hành, nền tảng công nghệ, uy tín,…
Nhân viên bưu cục của J&T Express |
Bên cạnh đó, các bưu cục nhượng quyền được coi là mối quan hệ “cộng sinh”. Sự xuất hiện của một bưu cục nhượng quyền mới trong khu vực thường không làm gia tăng tính cạnh tranh giữa các bên nhận nhượng quyền như nhượng quyền thương mại. Cụ thể, chi phí mà khách hàng phải trả để sử dụng dịch vụ vận chuyển là doanh thu tổng được chi trả cho nhiều đơn vị liên quan như là bưu cục phát, nhận hàng và trung tâm trung chuyển hàng hóa,... Có thể nói, một bưu cục phát triển sẽ kéo theo các bưu cục khác nói riêng và toàn bộ hệ thống vận hành nói chung.
Mục tiêu chung của nhượng quyền bưu cục là xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ toàn diện để đem đến lợi ích tốt nhất cho khách hàng và hướng tới mục tiêu cùng phát triển. Bưu cục nhượng quyền sẽ nhận được sự hỗ trợ lâu dài từ phía nhượng quyền để đạt được mục tiêu đó như tệp khách hàng ổn định, chính sách tiếp thị, quảng bá và quy trình đào tạo để nhanh chóng bắt kịp tiến độ kinh doanh và sớm hoàn vốn đầu tư ban đầu.
Chủ bưu cục tại Tuy Hòa, Phú Yên - chị Dương Thị Kim Kiều có chia sẻ về chính sách khi đầu tư nhượng quyền tại J&T Express : “Công ty mẹ luôn tạo điều kiện cho đơn vị nhượng quyền rất nhiều thông qua việc cung cấp quy trình đào tạo bài bản, chuyên sâu và hỗ trợ tệp khách hàng ban đầu.”
Các diễn giả trong “Chỉ Dẫn Đỏ” đánh giá về tiềm năng của nhượng quyền bưu cục |
Nhận định về tiềm năng của nhượng quyền bưu cục, tại chuỗi tọa đàm Chỉ Dẫn Đỏ vừa phát sóng ngày 17/5, ông Đỗ Hữu Hưng - CEO AccessTrade Vietnam chia sẻ, nhượng quyền bưu cục chính là mô hình kinh tế chia sẻ, cùng chia sẻ lợi ích và tài nguyên của mình. Ông còn cho biết thêm: “Tôi tin giải pháp nhượng quyền bưu cục sẽ tạo ra rất nhiều tác động tích cực và kéo theo sự tham gia của rất nhiều đối tác, hộ gia đình và những người có điều kiện tại tỉnh thành và địa phương. Đây là mô hình thành công trên thế giới và sẽ có những tín hiệu tích cực sớm tại Việt Nam.”
Với những bước đầu thành công tại thị trường Việt Nam, mô hình nhượng quyền bưu cục J&T Express đang cho thấy điểm nổi trội hơn so với các hình thức đầu tư khác và được kỳ vọng mang đến nhiều cơ hội cho đối tác, tạo sự sôi động cho thị trường giao nhận.