Gọt hết vỏ rau củ
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi nấu ăn trừ các loại củ, quả có vỏ quá cứng thì nên nấu cả vỏ vì một số lọai củ, quả có hàm lượng vitamin C ở bên ngoài nhiều hơn bên trong như cà rốt, cà tím, củ cải….
Tuy nhiên cũng cần rửa sạch trước khi chế biến tránh ngộ độc thực phẩm.
Rau xanh để lâu
Nhiều người thường có thói quen đi chợ và mua rất nhiều rau, trữ lại dùng cho nhiều ngày, cả tuần, thậm chí cả tháng để tiết kiệm thời gian.
Cách làm này tuy tiện lợi nhưng lại khiến cho các khoáng chất và vitamin bị giảm đi khi để quá lâu nhất là để trong tủ lạnh.
Vitamin C là loại vitamin dễ bị mất đi nhất vì bị ôxy hóa khi gặp không khí. Ngoài ra còn có một số loại vitamin bị mất đi do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Rửa sau khi cắt rau
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Lý do là vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình loại bỏ đi lượng lớn vitamin.
Rau xanh đun đi đun lại nhiều lần
Rau đun lại nhiều lần sẽ làm mất đi một lượng lớn vitamin trong rau xanh, ăn vào không những không có lợi mà thậm chí còn có hại.
Để lửa nhỏ xào rau
Nếu dùng lửa nhỏ xào rau, rau sẽ bị om lâu và dẫn đến việc mất vitamin, đặc biệt là vitamin C và B1. Theo khuyến cáo, khi xào rau bạn nên dùng lửa to.
Một số loại rau chỉ nên ăn sống như dưa chuột, cà chua, xà lách...
Luộc rau quá lâu
Thời gian nấu rau xanh nếu quá lâu các chất vitamin trong rau xanh gặp nhiệt độ cao sẽ bị phá hủy, như thế sẽ làm mất đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng có trong rau xanh.
Nấu rau xong không ăn ngay
Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, khi nào chuẩn bị ăn cơm bạn hãy nấu rau để giữ được các loại vitamin trong rau xanh.