Năm bệnh viện lớn ở Hà Nội (Việt Đức, Bạch Mai, Viện K, Viện E và Phụ sản T.Ư) cam kết triển khai thí điểm “Quy tắc ứng xử nâng cao y đức trong bệnh viện”, trong đó có cam kết “cán bộ, nhân viên y tế nói không với phong bì”.
Dịch tay chân miệng hoành hành ở phía Nam. |
2. Tân Bộ trưởng Bộ Y tế vi hành
Ngay sau khi nhậm chức Bộ trưởng Y tế, PGS. TS Nguyễn Thị Kim Tiến đã triển khai hàng loạt chuyến thị sát đến các cơ sở y tế và có những phát biểu thẳng thắn đến ngạc nhiên. Khảo sát thực trạng quá tải bệnh viện tại BV Saint Paul, Hà Nội, sau khi nghe một bệnh nhân kể phải đợi sáu tiếng mà vẫn chưa đến lượt khám, Bộ trưởng Tiến thốt lên “Nếu tôi đi khám với tình cảnh như thế thì cũng không thể chịu nổi”.
Còn tại TPHCM, Bộ trưởng Tiến đánh giá “chưa thấy một quốc gia ĐNÁ nào, kể cả châu Phi, mà tình trạng các bệnh viện quá tải như tại Việt Nam”.
3. Thuốc kém chất lượng bị thu hồi liên tục
Ước tính, số thuốc bị thu hồi năm 2011 cao hơn cùng kỳ năm trước. Nhiều loại thuốc chưa kịp thu hồi đã được bán hết. Danh sách thuốc kém chất lượng bị thu hồi ngày càng dài nhưng số liệu thống kê về tác hại của thuốc vẫn chưa có.
4. Dịch tay chân miệng bùng phát mạnh trên cả nước
Cả nước đối mặt với dịch tay chân miệng với hơn 90 ngàn ca mắc và 153 trẻ tử vong. Ninh Thuận là địa phương đầu tiên và duy nhất trong năm công bố dịch. Dịch Chân tay miệng lan rộng trên cả nước với biểu hiện bệnh nặng, diễn biến nhanh, nguy cơ tử vong cao. Mặc dù dịch bệnh lan tương đối rộng trên cả nước nhưng Bộ Y tế quyết định không công bố dịch.
5. Lần đầu ghép tạng đồng loạt cho nhiều bệnh nhân lấy từ một người chết não
BV Việt Đức đã thành công khi đồng thời ghép bốn bộ phận cho bốn bệnh nhân, trong đó có hai người ghép thận, một ghép tim, và một ghép gan. Bốn ca ghép kéo dài tổng cộng 15 tiếng với sự tham gia của 150 bác sĩ và cán bộ y tế.
6. Cô gái thành bà lão và chuyện lạm dụng corticoid
Chị Nguyễn Thị Phượng (ở Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) 26 tuổi nhưng trông như bà lão 70. Chị Phượng là bệnh nhân thứ hai trên thế giới được chẩn đoán xác định bị nhão da kết hợp bệnh tế bào vón cho đến thời điểm này.
Sau một tháng rưỡi điều trị theo phác đồ tế bào vón, chị Phượng đã hết hẳn dị ứng ngoài da, gương mặt trẻ lại 25-30%.
Được biết chị Phượng đã sử dụng nhiều loại thuốc chứa corticoid nhiều năm để chữa dị ứng. Sự kiện này làm dấy lên lo ngại về nạn lạm dụng corticoid bao lâu nay mà người sử dụng ít khi biết đến hậu quả.
7. Dùng da tự thân tái tạo khuôn mặt bỏng
Lần đầu tiên tại VN các bác sĩ sử dung chất liệu vạt da tự thân tái tạo khuôn mặt cho bệnh nhân bị bỏng gây biến dạng khuôn mặt bằng kỹ thuật vi phẫu.
Y khoa thế giới ghi nhận phẫu thuật tái tạo khuôn mặt rất khó và tốn kém vì phải sử dụng đến vi phẫu, kỹ thuật tiên tiến nhất trong phẫu thuật tạo hình.
Theo chuyên gia Nhật Bản, thành công này của các bác sĩ VN cần được công bố ra thế giới bởi, hiện nay, chỉ vài quốc gia thực hiện được kỹ thuật này.