Những sinh viên mải yêu quên học

Những sinh viên mải yêu quên học
Ham chơi, nghiện game, bỏ bê học hành là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng nhiều sinh viên không đạt được kết quả thi cử như mong muốn, phải thi lại, học lại, ra trường với tấm bằng trung bình. Một số bạn khác lại lĩnh bằng trung bình vì tội “ham yêu” hơn học.

Một trường hợp điển hình là Huy - Sinh viên một trường dân lập. Vốn có vẻ ngoài đẹp trai lại ăn nói có duyên nên Huy dành được thiện cảm của nhiều bạn nữ, việc tán gái cũng vì thế mà thuận lơi. Trong lớp, trong trường có bạn nữ nào xinh xắn, đáng yêu là Huy quyết tâm cưa đổ.

Tình yêu sinh viên lãng mạn, vui vẻ nhưng cũng ngốn mất nhiều thời gian, việc học hành, ôn thi vì thế cũng bị coi nhẹ. Đấy là chưa kể những lúc gặp chuyện không vui như cãi nhau hoặc chia tay với bạn gái khiến Huy chẳng có tâm trạng đâu mà học hành với thi cử.

Kết quả là, khi các bạn cùng khóa đã tốt nghiệp và đi làm thì Huy vẫn mòn mỏi chờ bằng vì phải thi lại một, hai môn nữa mới hoàn thành chương trình học. Càng buồn hơn khi tấm bằng đó chỉ có hai từ “trung bình”.

Cũng giống trường hợp của Huy, lẽ ra Xuân – sinh viên trường đại học công nghệ đã tốt nghiệp từ một năm trước nhưng vì nợ môn nên vẫn bị treo bằng. Trước đây Xuân vốn là học sinh giỏi của một trường chuyên nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ. Ai cũng nghĩ rằng với lực học đó Xuân sẽ tiếp tục đạt nhiều thành tích hơn trong môi trường đại học.

Việc Xuân ra trường chậm do còn phải trả nợ môn khiến gia đình bất ngờ, thất vọng còn bạn bè Xuân thì đều rõ nguyên nhân là do cậu đã dành quá nhiều thời gian cho chuyện yêu đương, mơ mộng không tập trung vào học như trước. Bản thân Xuân cũng cảm thấy tiếc nuối vì đã không biết cân đối giữa việc học và chuyện yêu đương.

Kéo theo nhiều hệ lụy

Theo lời kể của Ngọc - sinh viên trường cao đẳng cộng đồng HN thì tình yêu sinh viên không chỉ toàn màu hồng mà cũng lắm khổ đau, mất mát. Không nói đâu xa, chính cậu bạn thân của Ngọc là nạn nhân của việc mải yêu đến quên học hành.

Học năm thứ hai, Tr. Q. Nghĩa bắt đầu sa lầy vào tình yêu với một cô bé học cấp 3. Một khi đã yêu thì không thể không đi chơi, không cà phê, ăn uống, tham quan, du lịch đây đó…

Trong khi cái gì cũng cần đến tiền, bản thân lại sống nhờ trợ cấp của bố mẹ nên Nghĩa đã dùng luôn tiền đóng học, tiền lệ phí thi để chi cho khoản phí tình yêu. Sau đó Nghĩa lại đôn đáo vay mượn bạn bè để bù vào khoản thâm hụt.

Việc đi chơi của Nghĩa cũng rất vô tư, không cần chờ đến cuối tuần mà cứ “thích là nhích”. Việc bỏ học đi chơi là chuyện thường. Có môn vì nghỉ quá số buổi quy định, bị trường cấm thi Nghĩa vẫn dửng dưng: Chờ đợt sau thi lại.

Thảm hại hơn là lúc Nghĩa và bạn gái nảy sinh mâu thuẫn rồi chia tay nhau. Nghĩa buồn, chán, nghỉ học liên miên, suốt ngày nhậu nhẹt, than thở, chẳng còn tinh thần đâu để nghĩ đến học hành. Có nhiều môn dù không bị cấm thi nhưng Nghĩa cũng chán chẳng buồn đi thi…

Đến giờ đã học năm cuối rồi nhưng Nghĩa vẫn còn đang nợ tám, chín môn nữa chưa biết khi nào trả xong. Chắc còn lâu mới đủ điều kiện tốt nghiệp – Ngọc cho biết thêm.

Bạn Vân - sinh viên Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội chia sẻ: Những bạn có người yêu cùng là sinh viên thì còn quan tâm đến học hành, thi cử chứ những bạn yêu người đã đi làm rồi thì thường bị cuốn vào việc hẹn hò, đi chơi cuối tuần, tham quan chỗ này chỗ nọ nên việc học cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Trong lớp Vân có hai bạn nữ vì lỡ yêu đương quá đà đã phải làm vợ, làm mẹ bất đắc dĩ. Việc học chỉ qua loa, đại khái để chờ ngày tốt nghiệp chứ không thể dành toàn tâm toàn ý như trước. Trong khi các bạn đang đôn đáo lo lắng cho việc thi tốt nghiệp, làm khóa luận, tìm việc làm thì cô bạn lại phải lo cho đứa con trong bụng và trách nhiệm với gia đình - Vân thở dài cho biết.

Bản thân Vân mặc dù đã là sinh viên năm cuối nhưng Vân vẫn chưa có “mảnh tình vắt vai” vì cho rằng yêu đương khi đang đi học chỉ làm mất thời gian, không tập trung học hành được. Sau này ra trường xin được việc làm ổn định rồi tính chuyện đó cũng chưa muộn.

Thời sinh viên là quãng thời gian đẹp đẽ, đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi người. Nhưng đây cũng chính là thời kỳ có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các bạn sau này. Nếu quá sa đà vào yêu đương sẽ dẫn đến những hệ lụy buồn như trường hợp của Huy, Nghĩa, Xuân…

Tình yêu không có lỗi nhưng việc biết cân bằng giữa học và yêu, coi trọng việc nào hơn thì không phải bạn trẻ nào cũng làm được.

Theo Vietnamnet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.