Những phương tiện quân sự hại chủ nhất trong Thế chiến I và II

Những phương tiện quân sự hại chủ nhất trong Thế chiến I và II
TPO - Khi leo lên những phương tiện này, các binh sỹ luôn nơm nớp lo sợ về cái chết bất thình lình có thể xảy ra nhưng họ không có cách nào hơn.

Tàu ngầm Diesel

Những phương tiện quân sự hại chủ nhất trong Thế chiến I và II ảnh 1

Mặc dù khi lặn, tàu ngầm diesel yên tĩnh hơn so với tàu ngầm hạt nhân nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Các bình ắc quy có thể bắt lửa và làm cho thủy thủ ngạt thở hoặc phát nổ gây chìm tàu. 

Thủy thủ tàu ngầm cũng lo sợ chính ngư lôi của họ đôi khi không phóng đến đối phương và đi vòng quanh và đâm vào chính tàu của mình.

Xe tăng M4 Sherman

Những phương tiện quân sự hại chủ nhất trong Thế chiến I và II ảnh 2

Do các lỗ hổng thiết kế ban đầu, chẳng hạn như đạn dược được dự trữ ngay trong chính tháp pháo, khiến cho các xe tăng M4 nhạy cảm với tiếng nổ lớn từ những cú bắn nhỏ. 

Trong khi các sai sót này là cố định không thể thay đổi, các kíp xe phải tự tìm cách đối mặt với các xe tăng mới hơn của Đồng minh có giáp dày hơn, pháo lớn hơn. 

Một trong những giải pháp của họ là xếp các bao cát bên trong xe và hàn thép hoặc lốp xe cũ ra bên ngoài vỏ xe. Mặc dù vậy, Sư đoàn Thiết giáp số 3 của Đức đã mất 1348 chiếc xe tăng trong quá trình chiến đấu.

Tàu sân bay trên không

Những phương tiện quân sự hại chủ nhất trong Thế chiến I và II ảnh 3

Có hai chiếc đã được xây dựng là USS Akron và USS Macon. Akron đã được đưa vào sử dụng vào cuối năm 1931 và đã gây tai nạn chết người trong các năm 1932, 1933. Vụ đầu tiên xảy ra khi máy bay cố gắng để đậu xuống California khiến 3 thành viên phi hành đoàn ở dưới mặt đất thiệt mạng và 1 người bị thương. Năm 1933, một vụ tai nạn trên biển nghiêm trọng khiến cho 73 trong tổng số 76 thành viên phi hành thiệt mạng và máy bay bị mất.

Một trong những người sống sót là Trung tá Herbert Wiley, sau đó đã được bổ nhiệm làm chỉ huy chiếc USS Macon. Nhưng Macon cũng không khá hơn. Năm 1934, một cơn bão trên biển đã kéo chiếc máy bay này xuống biển. May nhờ đã được bổ sung áo phao vào xuồng cứu hộ nên chỉ có 2 thành viên phi hành thiệt mạng.

Do gặp nhiều tai nạn, người ta đã hủy bỏ ý tưởng thiết kế tàu sân bay trên không và các “mẫu hạm trên không” này bị bỏ rơi cho đến tháng 11 năm ngoái khi cơ quan nghiên cứu vũ khí của quân đội Mỹ kêu gọi thiết kế lại nó để làm mục tiêu giả.

Xe tăng Mark I

Đây là chiếc xe tăng đầu tiên được đưa vào chiến đấu và nó dường như là biểu hiện cho một cuộc cách mạng tuy nhiên thiết kế của nó còn khá thô. Hệ thống thông gió không đầy đủ khiến kíp xe phải chịu đựng mùi carbon monoxide, mùi nhiên liệu, mùi khói và chất nổ.

Những phương tiện quân sự hại chủ nhất trong Thế chiến I và II ảnh 4

Bên cạnh đó, nhiệt độ ở trong xe có thể lên đến 120 độ F. Các thành viên kíp xe phải chịu đựng cái nóng và các chất khí độc hại đã đành, lại còn phải đeo mặt nạ kim loại để phòng chống bởi vì đinh tán từ thân xe có thể xuyên thẳng qua cabin khi xe bị trúng đạn của đối phương.

Máy bay Albatross D.III

Những phương tiện quân sự hại chủ nhất trong Thế chiến I và II ảnh 5

Đây là chiếc máy bay được coi như cỗ xe của thần chết. Trong hai tháng liền bị thất bại liên tiếp vì nhiều lỗi ở cánh, chiếc máy bay đã bị cho nằm một chỗ để chờ đến khi được củng cố. Một trong những tai nạn đã xảy ra khi phi công nổi tiếng Red Baron thử lái nó.

 Ngoài ra, bộ tản nhiệt của máy bay được bố trí ngay phía trên phi công. Điều đó có nghĩa là nếu máy bay bị trúng đạn hoặc mảnh đạn của đối phương, các chất lỏng tản nhiệt đang nóng bỏng có thể rơi ngay vào mặt phi công.

Xe tăng đổ bộ Sherman DD

Những phương tiện quân sự hại chủ nhất trong Thế chiến I và II ảnh 6

Đây là một hậu duệ của xe tăng M4 nói trên. Chiếc Sherman DD mang theo một lớp cao su để giúp nó nổi trên nước. Tuy nhiên chiếc xe chỉ có thể chịu được khi sóng cao khoảng 30 cm. Trong cuộc đổ bộ tại Normandy, nhiều chiếc loại này đã bị chìm do biển động và bị đánh ra xa bờ. Kíp xe được hỗ trợ không khí trong trường hợp họ lúng túng nhưng thiết bị cung cấp không khí chỉ cung cấp được 5 phút mà thôi.

Theo Wearethemighty
MỚI - NÓNG
Công nương Nhật Bản qua đời
Công nương Nhật Bản qua đời
TPO - The Japan Times đưa tin Công nương Yuriko của Hoàng gia Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 101 vì bệnh viêm phổi. Bà không xuất hiện trước công chúng kể từ sự kiện chào năm mới 2024. 
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.