Những nơi nhiều vi khuẩn có thể bạn chưa biết

Những nơi nhiều vi khuẩn có thể bạn chưa biết
TPO - Từ lâu, nhiều chuyên gia về sức khỏe - y tế đã cảnh báo rằng tay nắm cửa, nút công tắc điện, tay vịn cầu thang... rất bẩn vì chứa nhiều vi khuẩn. Ngoài ra còn có những nơi khác.

Không quan trọng bao nhiêu lần bạn rửa tay, giặt quần áo hoặc cọ rửa phòng tắm của bạn. Có lẽ vi khuẩn và các chất bẩn vẫn bao phủ trong đó.

1. Giặt quần áo chưa chắc đã sạch 100% vi khuẩn!

Nghiên cứu của Trường Đại học Arizona cho thấy giặt một đống đồ lót có thể chuyển 100.000 vi khuẩn E. coli vào trong nước, và chúng sẽ tiếp cận với bạn. Giáo sư vi sinh học Charles Gerba, người thực hiện nghiên cứu, cho biết "Có khoảng 0,1g vi khuẩn trong một cặp đồ lót."

Những nơi nhiều vi khuẩn có thể bạn chưa biết ảnh 1

Để giải quyết vấn đề, phải chắc chắn rằng bạn sẽ lấy đồ giặt của bạn ra khỏi máy giặt càng sớm càng tốt ngay khi giặt xong, nếu không thì vi khuẩn sẽ tăng sinh trong điều kiện tối, ẩm ướt này.

2. Bát đĩa cũng là nơi cư trú của vi khuẩn

Theo Eileen Abruzzo, giám đốc kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Trường Đại học Long Island, Brooklyn, bồn rửa trong nhà bếp được vệ sinh ít hơn bồn cầu. Bát đĩa bẩn và nồi ẩm là nơi sinh sản hoàn hảo đối với vi khuẩn E. coli và salmonella.

Những nơi nhiều vi khuẩn có thể bạn chưa biết ảnh 2

3. Hãy để ý đến bàn chải đánh răng!

Dội nước nhà vệ sinh mà không đóng nắp bồn cầu khiến các chất bẩn bay vào trong không khí. Các phân tử này có thể di chuyển lên cao 1,8 mét, và đó là tin xấu nếu bàn chải đánh răng của bạn nằm trong phạm vi này.

4. Không có "quy luật 5 giây"!

Các nhà nghiên cứu Trường Đại học Clemson thấy rằng 99% vi khuẩn tấn công thực phẩm ngay sau khi nó rơi xuống đất. Tiến sĩ Roy M. Gulick, trưởng đơn vị các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Weill Cornell cho biết "Quy luật 5 giây có lẽ nên trở thành quy luật 0 giây". Thảm và sàn nhà ẩm ướt có nhiều vi khuẩn hơn sàn cứng. Thức ăn mặn và ngọt mất nhiều thời gian để vi khuẩn tấn công.

T. Mai
Theo Au

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Nguyên nhân sập cầu Phong Châu
Nguyên nhân sập cầu Phong Châu
TPO - Báo cáo của Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ liên quan vụ sập cầu Phong Châu cho biết bão số 3 đã gây ra mưa lũ, khiến nước sông Hồng dâng cao. Lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình lòng sông, kéo đổ trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và 7) lúc 10h2 ngày 9/9.