Những người mang 'bản sắc lính'

Những người mang 'bản sắc lính'
Họ là những con người lạ lùng: không sợ rét âm 20 độ C, không sợ mưa đá, không sợ những đỉnh núi.

Những người mang 'bản sắc lính'

> Sóng di động Viettel - 'Cây cầu vô hình' nơi Trường Sa
> McDonald, Viettel và biểu tượng quốc gia ở nước ngoài

Họ là những con người lạ lùng: không sợ rét âm 20 độ C, không sợ mưa đá, không sợ những đỉnh núi.

Tại Mozambique, liên doanh của Viettel (Movitel) cũng tạo nên điều kỳ diệu về xây dựng hạ tầng viễn thông
Tại Mozambique, liên doanh của Viettel (Movitel) cũng tạo nên điều kỳ diệu về xây dựng hạ tầng viễn thông.

Trong nhật ký của mình, anh Roberto Salas H, Phó Giám đốc chi nhánh Viettel ở Puno, Peru viết về các đồng nghiệp Việt Nam của mình: “Họ là những con người lạ lùng: không sợ rét âm 20 độ C, không sợ mưa đá, không sợ những đỉnh núi cheo leo đầy sương mù. Chỉ sợ không kịp hoàn thành nhiệm vụ”. Anh kết luận, đó là những con người mang “bản sắc lính”.

Những người xung phong

Người đàn ông ở quốc gia xa xôi Peru kể chuyện bằng sự hào hứng khi nói về những ngày đầu làm việc với đoàn chuyên gia từ Việt Nam sang: “Chúng tôi từ hai nền văn hóa khác nhau, nói hai thứ tiếng khác nhau cuối cùng đều học được cách hiểu nhau: Ra lệnh, nhận mệnh lệnh, to tiếng và cả tâm sự với nhau nữa. Điều tôi khâm phục là tính kỷ luật của các bạn Việt Nam, đặc biệt là việc tuân thủ mệnh lệnh cấp trên. Đúng là người lính thì tinh thần làm việc tốt hơn hẳn”.

Roberto bảo: “Họ cũng rất dũng cảm khi không hề sợ hãi rét buốt tới -20 độ trên độ cao 4.000m so với mực nước biển, không sợ những cơn gió cắt da cắt thịt của thảo nguyên Andina, không sợ sấm sét, mưa đá, vẫn đi tới tất cả các hang cùng ngõ hẻm ở Puno để phát triển mạng lưới và giới thiệu với người dân về Viettel”.

Chuyện của Roberto làm gợi nhớ đến những hình ảnh độc đáo, những câu chuyện kỳ thú hay được các thành viên đăng tải trên mạng nội bộ của họ. Đó là việc đi dọc bờ sông huyền bí Amazon để khảo sát cơ hội thâm nhập thị trường Nam Mỹ. Đó là việc đi bộ hàng chục cây số đường mòn để mang sim đến bán ở những vùng quê còn chưa kịp hiện lên trên bản đồ định vị toàn cầu của Mozambique hay chuyện lặng lẽ sống cùng nhau cả tháng trời trên đảo để hoàn tất lắp đặt hệ thống ăn teng viễn thông… Điểm đặc biệt của những mẩu chuyện này, là không bao giờ thấy thiếu vắng nụ cười và sức trẻ.

Ở bất cứ xứ sở nào, những người Viettel cũng tạo được thiện cảm đặc biệt của người dân bản địa khi cùng họ chơi thể thao, cùng họ nấu ăn hay giúp đỡ mọi người trong các công việc công cộng…

Chuyện kể từ Peru, thư từ của Haiti, Mozambique hay Campuchia, Lào cũng vậy, lúc nào cũng đầy ắp sự tôn trọng và nể phục dành cho những con người mang “bản sắc lính” trong huyết quản để sẵn sàng xung phong, sẵn sàng đi về phía trước và sẵn sàng xả thân để hoàn thành nhiệm vụ.

Rất ít người tin Viettel vẫn kiên định đầu tư vào Haiti sau khi quốc gia này gặp thảm họa động đất tồi tệ nhất lịch sử
Rất ít người tin Viettel vẫn kiên định đầu tư vào Haiti sau khi quốc gia này gặp thảm họa động đất tồi tệ nhất lịch sử .

Tinh thần lính và màu áo lính

Sự xả thân vì nhiệm vụ để đến những vùng heo hút nhất của biển đảo, buôn làng ở Việt Nam hay sự “nếm mật nằm gai” ở những miền rừng thiêng nước độc của Peru, Haiti, Mozambique hay được mọi người gọi là “tinh thần lính”. Thế nhưng, ở Viettel, còn có rất đông những người khoác áo lính thực sự, ở phòng nghiên cứu, nơi xưởng sản xuất hay lăn lộn thương trường để thực hiện nhiệm vụ mà một quân nhân chuyên nghiệp tự nguyện gánh vác.

Chuyện ít người biết, cứ mỗi năm, lại có thêm 200 trong tổng số 25.000 cán bộ công nhân viên của Viettel được chấp thuận trở thành quân nhân chuyên nghiệp, và cũng hàng trăm cán bộ từ quân nhân được Bộ Quốc phòng bổ nhiệm làm sỹ quan chỉ huy. Cả Viettel đã trở thành một trung đoàn dự bị động viên gồm 3 tiểu đoàn ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam với những đơn vị thuộc thế mạnh nhất của họ: tổng đài, vô tuyến điện, hữu tuyến điện, cáp quang, vi ba, quân bưu… Ngoài ra, Viettel còn quản lý 9 đại đội ở 9 chi nhánh lớn của mình với lịch tập luyện thường xuyên không khác mấy những quân nhân nhà nghề.

Có lần, chúng tôi gặp một cô nhân viên tổng đài vừa tham gia danh sách quân nhân chuyên nghiệp của Viettel và hỏi: “Đời lính có gì vui không em?”. Câu trả lời thực sự thú vị: “Dạ rất lạ. Chưa bao giờ em thấy mình có ích cho xã hội như bây giờ. Mỗi ngày đi làm kiếm tiền lo cho cha mẹ nhưng lại biết mình đang góp phần vào đơn vị kinh doanh có mức nộp thuế cao đã là một vinh dự nho nhỏ. Sau đó được trở thành quân nhân, được huấn luyện với tác phong quân đội làm mình khỏe mạnh hơn, lại hiểu rõ khi mà Tổ quốc cần thì mình sẽ được dốc sức để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt nhất. Nói chung là hình dung của em về người lính khác so với trước đây”.

Những ngày cuối tuần, theo chân những người lính Viettel ra thao trường, thấy niềm vui cứ ăm ắp. Những nhà nghiên cứu rời bỏ những viện, những trường danh tiếng của phương Tây, những kỹ sư vừa trở về sau đợt đào tạo dài ngày ở nước ngoài hay những chàng trai cô gái vừa ra trường vài năm cùng nhau thực hiện thoăn thoắt những quân lệnh, tỉ mẩn ghi chép những vị trí quan trọng về địa chính trị trong thời kỳ mới hay cùng nhau trao đổi về những tiến bộ của vũ khí quân sự mà các quốc gia đang giới thiệu… Họ đang là một mô hình thí điểm thành công của mô hỉnh lực lượng tự vệ doanh nghiệp, sẵn sàng phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Theo Trần Nguyên
VOV

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Các nhà hảo tâm cùng báo Tiền Phong tri ân thầy cô giáo vùng lũ Yên Bái
Các nhà hảo tâm cùng báo Tiền Phong tri ân thầy cô giáo vùng lũ Yên Bái
TPO - Nhằm động viên, hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các thầy cô giáo và các trường học bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Công ty TNHH Wonder Union cùng báo Tiền Phong đã trao nhiều phần quà giá trị cho các học sinh, giáo viên công tác tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Minh Bảo, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.
'Xơ xác' di tích Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết
'Xơ xác' di tích Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết
TPO - Lầu ông Hoàng là một di tích tham quan nổi tiếng tọa lạc trên ngọn đồi tuyệt đẹp ở phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Mặc dù đã được tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng đến nay Lầu ông Hoàng có nhiều hạng mục bị xuống cấp, chưa được nâng cấp và trùng tu đúng mức.