Những người không nên uống sữa vào buổi sáng kẻo ‘độc đủ đường’

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sữa là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Uống một ly sữa mỗi buổi sáng mang đến cho chúng ta nhiều nguồn dinh dưỡng quý giá. Nhưng với những người sau, uống sữa buổi sáng lại đang tự hại chính mình.
Những người không nên uống sữa vào buổi sáng kẻo ‘độc đủ đường’ ảnh 1

Những người không nên uống sữa buổi sáng

Người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy

Dịch mật và dịch tụy tham gia trong quá trình tiêu hóa chất béo trong sữa. Vì thế khi sử dụng sữa cho bữa sáng sẽ khiến tình trạng bệnh gia tăng và khó chữa trị hơn.

Người sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng

Sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng bệnh nhân thường có cảm giác đầy hơi, khó chịu. Trong khi đó, sữa lại chứa nhiều chất béo và casein, khi kết hợp với men tiêu hóa trong đường ruột sẽ biến thành thể khí gây trướng bụng, đầy hơi, bất lợi cho quá trình phục hồi chức năng nhu động ruột.

Người mắc chứng thiếu máu

Những người mắc chứng bệnh này nếu uống sữa vào buổi sáng sẽ khiến lượng chất sắt có trong sữa kết hợp với canxi và phốt phát tạo thành một hợp chất không hòa tan, ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản

Khi ăn những loại thực phẩm nhiều chất béo, họ thường sẽ bị co bóp cơ vòng thực quản dưới. Trong khi đó, sữa lại chứa rất nhiều chất béo nên những người bị trào ngược dạ dày thực quản khi uống sữa vào buổi sáng sẽ làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột. Điều này khiến cho dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.

Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa

Sữa sẽ làm giảm mức độ ảnh hưởng của acid trong dạ dày với chứng viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại thực phẩm này vào buổi sáng khi bụng đang trống rỗng thì dịch dạ dày lại có thể tăng. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng, gây cảm giác đau bụng, khó chịu.

Người đang sử dụng thuốc kháng sinh

Nếu bạn uống sữa khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc erythromycin sẽ gây ra phản ứng hóa học. Do vậy, bạn phải một uống sữa và thuốc cách nhau ít nhất 1 tiếng đồng hồ.

Người dị ứng với sữa

Có người sau khi uống sữa sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, thậm chí xuất hiện tình trạng viêm mũi, hen suyễn hoặc nổi mề đay. Do vậy, những người có cơ địa dị ứng không nên dùng sữa.

Người bị bệnh gút

Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purine trong khi sữa đậu nành lại có hàm lượng purine cực kỳ cao. Người bị gút uống sữa đậu nành càng khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Những người không nên uống sữa vào buổi sáng kẻo ‘độc đủ đường’ ảnh 2

Một số lưu ý khác

Không uống sữa khi đói

Khi đói, sự nhu động trong dạ dày và ruột diễn ra nhanh, sữa sẽ chỉ lưu trú trong dạ dày một thời gian rất ngắn, nên chất dinh dưỡng sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ hết. Tốt nhất là ăn kèm với đồ ăn giàu tinh bột.

Không nên uống sữa bò “sống”: Các khâu trong quá trình sản xuất và vận chuyển sữa bò đều có thể bị nhiễm vi trùng có hại, cho nên không nên uống sữa bò khi vừa vắt xong.

Không pha với đường đỏ

Axit oxalic trong đường đỏ sẽ làm biến chất protein trong sữa bò, khiến cho chức năng tiêu hóa bị giảm đi, thậm chí cản trở sự hấp thụ các nguyên tố vi lượng như sắt, từ đó gây ra chứng thiếu máu do uống sữa bò.

Không nên uống quá nhiều

Trong sữa bò có hai chất gây ngủ, chất tryptophan có thể gây buồn ngủ và một chất loại morphine tự nhiên có tác dụng an thần nhưng có thể gây nghiện.

Cho nên, nếu uống sữa bò vào sáng sớm sẽ ảnh hưởng tới công việc và việc học tập, cũng không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, tốt nhất là uống sữa bò vào buổi tối hoặc nửa tiếng trước khi đi ngủ.

MỚI - NÓNG
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
TPO - Trong 3 tháng đầu năm, các Sở Giao thông vận tải đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với hơn 6.800 phương tiện vi phạm tốc độ từ 5 lần/1.000km trở lên trong tháng, đồng thời nhắc nhở đối với 85.600 phương tiện có vi phạm quá tốc độ, quá thời gian lái xe và không truyền dữ liệu.