Những lý do làm gia tăng bệnh tiểu đường tuýt 1 ở trẻ em

Những lý do làm gia tăng bệnh tiểu đường tuýt 1 ở trẻ em
TPO - Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí y học The Lancet của Mỹ đầu tháng 5 vừa qua, trong vòng 10 năm tới tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em sẽ tăng gấp đôi, trong đó 5 nguyên nhân được xem là những lý do quan trọng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Lý do thứ nhất là do béo phì; thứ hai do trẻ ít được tắm nắng, điều này được chứng minh bằng thực tế, những người sống ở gần xích đạo có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn; ba là ở quá sạch làm tiêu diệt một số vi khuẩn, ký sinh trùng thân thiện; bốn là uống quá nhiều sữa bò, nhất là nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi nên hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo ra những căn bệnh tự miễn, trong đó có tiểu đường tuýp và năm là do ô nhiễm tăng cao, trẻ nhỏ bị phơi ra môi trường ô nhiễm ngày càng lớn nên rủi ro mắc bệnh là điều khó tránh.

Không giống bệnh tiểu đường tuýp 2 do kháng insuline, biến đưa tín hiệu leptin bị lỗi bởi ăn uống thiếu khoa học, ít vận động, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 lại không có khả năng sản xuất insulin nên phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày mới có thể duy trì cơ thể hoạt động được.

Đây là căn bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch đã gây phá hủy các tế bào tuyến tụy nơi đảm nhận việc sản xuất insulin, bởi vậy việc phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích, hạn chế những biến chứng như mù lòa, suy thận mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Và so với bệnh tiểu đường tuýp 2, tiểu đường tuýp 1 có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, chiếm từ 5-10% số người mắc bệnh tiểu đường nói chung nhưng hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đang có chiều hướng gia tăng. Ngoài các lý do gây bệnh như trên còn phải kể đến một số yếu tố cấu thành khác như:

1. Ít tắm nắng cho trẻ

Như đã đề cập, việc tắm nắng cho trẻ là vô cùng quan trọng, kể cả trong giai đoạn phụ nữ đang mang thai.

Theo nghiên cứu, thì các thụ thể cảm nhận vitamin D của cơ thể có nhiều trong các tế bào, từ xương , não cho đến tuyến tụy . Theo đó, ngay từ khi lọt lòng mẹ nếu được bổ xung vitamin D thích hợp sẽ giảm được tới 80% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.

2. Thiếu hụt Vitamin D khi mang thai

Khi mang thai người mẹ thiếu hụt Vitamin D cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The Lancet thì có tới trên 85% trẻ sơ sinh và 67% sản phụ có mức vitamin D trong cơ thể dưới 20mg/ml, mức rất thấp theo quy định, đặc biệt là trong những tháng mùa đông.

Để khắc phục, nhóm phụ nữ mang thai cần tiêu thụ thực phẩm có mức vitamin D cao gấp 10 lần so với khuyến cáo hiện nay. Hiện tại người ta khuyên phụ nữ nên bổ xung từ 200 IU (đơn vị quốc tế) đến 400 IU vitamin D/ngày.

Đối với trẻ sơ sinh, mức khuyến cáo bổ xung vitamin dưới đây được xem là có lợi: Dưới 5 tuổi (35 đơn vị/mỗi kg trọng lượng/ngày); từ 5-10 tuổi (2.500 đơn vị); 18-30 (5.000 đơn vị) và phụ nữ mang thai 5000 đơn vị.

Để sử dụng chính xác và có hiệu quả cần tư vấn bác sĩ và tiến hành một cố phép thử, đặc biệt là thử máu để biết hàm lượng hydroxy D trong máu (OH) D và quyết định mức độ sử dụng cho thích hợp.

3. Phương án khắc phục

- Nên nuôi con bằng sữa mẹ: Việc làm này có nhiều lợi thế cho cả mẹ lẫn con, giúp cho con chóng lớn, tăng cường sức đề kháng, giúp sản phụ giảm các loại bệnh nan y, hạn chế dùng các loại sữa bò nhất là sữa tươi chưa tiệt trùng.

- Không nên cho trẻ ăn bột ngũ cốc quá sớm. Có khuyến cáo cho rằng nên cho trẻ ăn bột ngũ cốc trong độ tuổi từ 4-6 tháng trở ra nhưng việc làm này chưa hẳn đã mang lại lợi ích, thậm chí, có thể làm gia tăng bệnh tiểu đường tuýp 1.

- Cân nhắc việc tiêm phòng vắcxin cho trẻ: Mặc dù việc tiêm phòng vắcxin là rất cần thiết để giúp trẻ không mắc phải những căn bệnh viêm nhiễm hiểm nghèo nhưng theo nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ tăng tới 17 lần kể từ giữa thế kỷ 20 đến nay (từ 1/7.000 trẻ lên 1/400 trẻ) mà người ta tình nghi là có một phần do vắcxin gây nên bệnh tự miễn.

4. Bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa được?

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, việc phòng bệnh được xem là giải pháp tối ưu nhất hiện nay vì khoa học vẫn chưa hiểu hết những bí ẩn có liên quan và chưa có thuốc đặc trị, trong đó có việc bổ xung vitamin D. Ngoài việc phòng bệnh, khoa học hiện đang nghiên cứu sử dụng tế bào gốc từ tủy xương để thay cho tế bào tuyến tụy.

Theo Net/Mercola- 5/2010

MỚI - NÓNG
Bệnh viện thiếu thuốc: Chúng ta tự làm khổ mình
Bệnh viện thiếu thuốc: Chúng ta tự làm khổ mình
TPO - Đại biểu Quốc hội phản ánh, có những người đặt câu hỏi, tại sao bao nhiêu năm không thiếu thuốc mà bây giờ lại thiếu thuốc? Chúng ta không thể đổ thừa hết cho COVID-19 hay chuyện này, chuyện kia, mà phải nhìn thấy rõ ràng chúng ta tự làm khó, tự làm khổ mình.