Những loại rau nên chần qua trước khi nấu vì có thể 'ngậm đầy chất độc'

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Những loại rau dưới đây có chứa nhiều chất độc, thuốc tăng trưởng, trừ sâu... trước khi nấu bạn nên chần qua để bảo vệ sức khỏe của mình.

Măng tây

Phương pháp chần hiệu quả với loại rau củ xanh như măng tây để không làm mất đi hương vị, độ giòn và giữ cho măng tây luôn xanh. Đối với măng có thân nhỏ, bạn chỉ cần chần trong 2 phút, thân trung bình thì cần 3 phút. Còn hầu hết các loại măng có thân to sẽ cần 4 phút.

Các loại măng

Món măng được rất nhiều người yêu thích bởi chúng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể nấu măng vịt, măng xào, măng lược, măng ngâm dấm… Tuy nhiên, đây là loại rau nhất định phải chần trước khi nấu. Dù là măng tươi hay măng ngâm chua, thì bạn cũng nên chần với nước sôi từ 15-20 phút ở nhiệt độ cao.

Nguyên nhân là trong măng thường có chứa chất độc tố tương tự với chất độc thường có trong cà chua xanh, hay khoai tây mọc mầm. Nếu như bạn không chần qua nước sôi thì dễ bị ngộ độc, thậm chí có thể gây tử vong.

Rau bina

Món rau bina hay rau chân vịt là một loại rau có chứa rất nhiều nguồn dinh dưỡng quý giá. Trong rau bina có chứa nhiều sắt, canxi, vitamin, chất xơ… vô cùng tốt ch cho sức khỏe của người. Tuy nhiên, khi bạn chế biến món rau bina này dể đảm bảo sức khỏe bạn nên chần qua nước sôi để loại bỏ mọi độc tố.

Nguyên nhân là trong quá trình trồng rau người ta thường được nuôi thuốc kích thích, trừ sâu nên chứa nhiều độc tố. Chính vì vậy, bạn không nên sử dụng rau bina trực tiếp mà cần chần qua nước sôi để mọi độc tố mất đi hết đảm bảo sức khỏe cho bạn.

Rau có hàm lượng axit oxalic cao

Rau dền, rau chân vịt, mướp đắng và một số loại rau có hàm lượng acid oxalic cao cần chần qua nước sôi trước khi nấu để làm loãng hàm lượng acid axalic. Bởi nếu uống quá nhiều nước có chứa chất này có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các khoáng chất như canxi, kẽm và tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể vì acid oxalic trong cơ thể sẽ cùng với canxi và kẽm tạo ra calcium oxalate và zincoxalatedihydrate, không dễ hấp thụ và thải ra ngoài, khiến cơ thể bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới xương và răng phát triển không tốt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não.

Các loại rau khó rửa sạch

Súp lơ là món mà nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vấn đề khiến các chị em cảm thấy khó khăn nhất chính là rửa sạch nó bởi vì súp lơ có chứa nhiều bụi bẩn, thuốc bảo vệ thực vật và có thể có chứa những con bọ nhỏ. Việc chần qua nước sôi vừa giúp loại bỏ chất bẩn, vừa giúp súp lơ chín nhanh hơn, giòn hơn, không bị quắt và giữ được màu xanh tự nhiên sau khi xào.

Mẹo rửa sạch súp lơ: Cắt súp lơ thành những miếng nhỏ và cắt theo các nhánh ở phần dưới thân cây, ngâm trong nước muối loãng, để khử trùng, dư lượng thuốc trừ sâu rồi thêm một thìa nhỏ baking soda vào, khuấy đều và ngâm súp lơ khoảng 5 phút. Sau khi ngâm khoảng 5 phút, lấy súp lơ ra và rửa lại với nước sạch khoảng 2-3 lần. Baking soda là một chất tẩy rửa tự nhiên, rất tốt cho việc khử trùng.

Bông cải xanh

Trong thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh có chứa nhiều nguồn dinh dưỡng rất tốt cho con người. Tuy nhiên, bong cỉa xanh cũng là loại qua mà sâu bọ dễ tấn công. Vì vậy, để có được những cây bông cải xanh mơn mởn mượt mà người ta thường phải dùng nhiều chất tăng trưởng để bón cho cây mau lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho mình trước khi bạn nấu bông cải xanh bạn nên chần qua để cho chất độc bay hơi bớt đi.

Đậu cô-ve và đậu lăng

Trong thành phần dinh dưỡng của đậu cove có nhiều chất sắt, canxi và nhiều khoáng chất khác. Nhưng đây cũng là loại rau quả dễ bị vi khuẩn xâm nhập, và chúng còn chứa thành phần độc tố như saponin làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con người. Nếu bị ngộ độc co thể dẫn tới tiêu chảy, buồn nôn, nôn, suy hô hấp…Chính vì vậy, việc chần qua đậu cove, đậu lăng là phương pháp hiệu quả an toàn giúp loại sạch mọi độc tố.

Rau dền

Hàm lượng sắt và canxi trong rau dền không kém gì rau bina nên rất cần thiết cho bệnh nhân thiếu máu, nữ giới và người lớn tuổi. Rau dền cũng có hàm lượng axit oxalic cao nên chần trước khi chế biến sẽ giảm bớt được axit oxalic này và giảm cả vị đắng của rau.

Mẹo chần rau

Chần sơ rau rồi mới xào sẽ giúp rau vừa chín nhanh, không xào quá lâu khiến rau bị đổi màu, không đẹp mắt. Chỉ đun sôi một nồi nước rồi thêm ít muối hoặc một vài giọt dầu ăn để rau luôn xanh, bóng. Nước chần rau đun với lửa lớn.

Đặc biệt, khi chần không được đậy nắp kín và đổ nước ngập rau. Vớt ra ngay khi rau vừa chín rồi xả sơ qua nước lạnh để giảm nhiệt độ, tránh trường hợp hơi nóng còn giữ lại sẽ khiến rau bị chín quá.

MỚI - NÓNG