Khi đói bụng: Uống trà khi đói bụng dễ khiến bị say trà, cảm giác dễ nhận thấy có thể là người nôn nao, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…
Đặc biệt không nên uống trà trước bữa ăn vì nó khiến cho hoạt động của tuyến nước bọt bị suy giảm và là nguyên nhân khiến cho lưỡi bị mất vị giác.
Ngoài ra, uống trà trước bữa ăn cũng là thủ phạm khiến cho quá trình hấp thu protein trong thức ăn bị suy giảm. Nên uống trà trước 20 - 30 phút khi ăn.
Trà quá nóng: Uống trà quá nóng có thể khiến cho cổ họng, thực quản và dạ dày bị kích thích có cảm giác bỏng rát.
Ngoài ra thói quen uống trà quá nóng còn có thể làm ảnh hưởng đến những cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.
Việc uống trà ở nhiệt độ cao (trên 62 độ C) có thể khiến cho các tế bào dạ dày bị tổn thương, lâu dần sẽ gây nên các bệnh liên quan đến dạ dày. Nhiệt độ trung bình của nước trà không nên vượt quá 56 độ C.
Đun sôi trà nhiều lần: Các chuyên gia cho rằng lần đầu đun trà thì những giá trị vốn có trong trà chỉ còn lại 50%, lần thứ hai con số này giảm xuống còn 30%, lần thứ 3 con số này sẽ là 10%, còn lần thứ 4 tỷ lệ này là 1 - 3%.
Nếu tiếp tục đun sôi trà nhiều lần thì những hợp chất có lợi trong trà không những không còn tồn tại mà còn sinh ra những chất khác gây hại cho sức khỏe.
Uống trà sau ăn: Uống trà sau khi ăn sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, chức năng tiêu hóa bị chi phối. Lâu dài có thể dẫn đến những chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nên đợi từ 20 - 30 phút sau bữa ăn mới dùng trà.
Uống trà cùng với uống thuốc: Chất tannin có trong nước trà sẽ phá hủy công dụng tuyệt vời của thuốc, khiến cho thuốc trở nên vô tác dụng.
Khổng Thu Hà
Theo womanknows