Vì thế, lúc này, bé cần làm quen với các loại thức ăn đặc. Tuy nhiên, thời điểm nào là phù hợp để cai sữa cho bé chính là vấn đề khiến nhiều mẹ băn khoăn?
Khi nào mẹ nên cai sữa cho bé?
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học, bắt đầu từ tháng thứ tư, mẹ có thể tiến hành cai sữa cho bé. Tuy nhiên, thời gian này có thể sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu tiêu hóa cũng như thể trạng của từng bé.
Dấu hiệu bé muốn cai sữa
Khi bạn cảm thấy đầu của bé đã cứng cáp (người lớn không cần dùng tay đỡ sau gáy), đó chính là lúc bạn có thể bắt đầu cai sữa cho bé. Ngoài ra, một vài dấu hiệu khác như bé có thể ngồi vững mà không cần sự trợ giúp, bé thấy khó chịu sau khi bú sữa mẹ, tò mò khi thấy người khác đang ăn gì đó hoặc bé thường xuyên bị tỉnh giấc vì đói… cũng cho thấy bé yêu của bạn đã sẵn sàng bước vào thời điểm cai sữa.
Những đồ dùng cần sử dụng khi cho bé ăn thức ăn đặc
Thìa nhựa: Bố mẹ nên dùng thìa nhựa để không làm đau lợi của bé
Bát nhựa : Sử dụng bát nhựa để tránh đổ vỡ khi cho bé ăn
Yếm : Sử dụng yếm để giữ vệ sinh và hạn chế làm bẩn quần áo
Khay làm đá : Xay nhuyễn thực phẩm và bảo quản trong tủ lạnh bằng khay làm đá.
Bước đầu cho bé ăn dặm
Thời gian đầu cho bé ăn dặm, mẹ vẫn nên cho bé bú sữa kết hợp với việc giúp bé quen dần thức ăn đặc. Trong lúc cho bé bú, thỉnh thoảng, mẹ có thể tạm dừng và cho bé ăn một thìa thức ăn đặc. Ban đầu, khi chưa quen, bé có thể sẽ phì ra nhưng mẹ hãy kiên nhẫn và tiếp tục lặp lại quá trình này. Đến khi bé quen với chế độ ăn này, mẹ có thể tăng thêm tần suất cũng như khẩu phần lên 3 lần/ngày. Lưu ý, thức ăn đặc nên được nấu nhạt một chút cho để phù hợp với vị giác và tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Cách chế biến thức ăn dặm
Các loại rau củ quả như cà rốt, khoai tây, táo, lê… nên được xay nhuyễn. Đối với em bé sáu tháng tuổi, mẹ có thể cho ăn thịt hoặc cá. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này cũng cần phải được xay mịn và đảm bảo không còn xương trước khi cho bé ăn. Ngoài ra, những loại thực phẩm khác như khoai lang, súp lơ, đậu, đậu lăng, chuối, bông cải xanh và sữa chua cũng là những gợi ý hay để mẹ chế biến thức ăn đặc cho bé.
Mẹ cũng nên chú ý tới những thực phẩm sau để cho bé ăn vào thời điểm hợp lý:
- Sữa bò: Trên 1 tuổi
- Sản phẩm từ sữa : 6 tháng tuổi
- Cam quýt và dâu tây : 6 tháng tuổi
- Gluten: 6 tháng tuổi
- Trứng nấu kĩ: 6 tháng tuổi
- Mật ong: 1 tuổi
- Các loại hạt : 3 tuổi
Nấu ăn với số lượng lớn
Giai đoạn đầu, bé thường ăn với số lượng nhỏ. Để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể nấu một lần với số lượng nhiều và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần ở những lần tiếp theo. Trước khi cho bé ăn, mẹ nên lấy ra và hâm nóng kỹ đồ ăn cho bé.
Bé dùng tay để ăn
Khi lớn hơn một chút, bé thường thích thưởng thức những món ăn với hương vị khác lạ. Ở thời điểm từ 7-9 tháng tuổi, bé có thể dùng tay bốc đồ ăn. Vì vậy, mẹ chú ý cho bé ăn thử những đồ ăn mềm như chuối, phô mai, cà rốt nấu chín, đậu xanh, khoai lang, mỳ ống... Với những loại thực phẩm cứng hơn một chút như bánh mỳ que, táo thái lát… mẹ có thể “để dành” cho bé đến thời kỳ mọc răng.
Bữa ăn gia đình
Để cho bé yêu tham vào bữa ăn cùng với các thành viên khác trong gia đình là một thói quen tốt mà các bậc phụ huynh nên tạo cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý tới các thành phần thức ăn cũng như các loại gia vị trong khẩu phần ăn của bé (đặc biệt là muối) để giúp bé có sức khỏe tốt nhất.
Minh Phương
Đơn vị tư vấn chuyên môn:
Website: www.methongthai.vn
Email: tuvan@methongthai.vn
Số điện thoại: 1800.8155 | 0943.48.49.94
Địa chỉ: Phòng 2203 nhà 24T2 đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội