Đa số những đối tượng sử dụng thuốc lắc đều rất trẻ, nhiều người trong số họ là những học sinh, sinh viên và cả cán bộ... thậm chí có những em mới 15 tuổi.
Một loại ma túy cực kỳ nguy hiểm
Người sử dụng thuốc lắc đều cho là vô hại, không nguy hiểm đến sức khỏe và không gây nghiện mà chỉ tạo cảm giác kích thích tinh thần, thể xác và tình dục..cho cuộc chơi thêm mạnh mẽ, tàn bạo. Bác sĩ Trần Quang Trung,Trưởng Tiểu ban phòng chống ma túy(Bộ Y tế) cho biết: "thuốc lắc” là tên gọi ở Việt Nam, còn trên thế giới có các tên gọi: Ecstasy hay XTC, X, Adam, Eva, Clarity, Lover's Speed…được bào chế dưới các dạng viên nén hoặc viên con nhộng với loại hàm lượng từ 60- 120 mg Ecstasy. Thực chất “thuốc lắc” là một loại ma túy tổng hợp có tên khoa học là 3-4-methylenedioxymethamphetamine (MDMA).
“Thuốc lắc” là một loại ma túy tổng hợp có tên khoa học là MDMA. Thực chất “MDMA được tổng hợp lần đầu ở Đức vào năm 1912, được cấp bằng sáng chế năm 1914. Ban đầu, nó được sử dụng để thử nghiệm điều trị chứng ăn nhiều. Nhưng sau đó, người ta thấy rằng nó là một loại hóa chất kích thần gây ảo giác, vì vậy nó vừa có tác dụng kích thích giống methamphetamine, vừa có tác dụng gây ảo giác giống mescaline đã được Đức quốc xã sử trong quân đội. Sau khi sử dụng MDMA, người sử dụng sẽ thấy xuất hiện khoái cảm với cảm giác thân thiện, huyết áp, thân nhiệt và mạch tăng nhanh, vã mồ hôi, run, giãn đồng tử, đỏ mặt... Khi đó, nhận thức giác quan của người dùng thuốc sẽ tăng, ví như màu sắc sẽ trở nên sinh động. |
Thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện và triệt phá nhiều “động lắc” ở các thành phố lớn. Tại hiện trường, lực lượng công an đã thu giữ được hàng trăm viên ma túy tổng hợp và “thuốc lắc”, rượu cùng với hàng trăm thanh thiếu niên đắm chìm trong tiếng nhạc kích động và những cảnh sinh hoạt hết sức đồi bại. Những tác hại của các loại ma túy tổng hợp này phần đông chúng ta đều biết, nhưng những thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc vẫn lầm tưởng cho rằng “thuốc lắc” là vô hại chỉ gây lắc và kích thích bản năng chứ không gây nghiện như ma túy.
Thực chất “MDMA được tổng hợp lần đầu ở Đức vào năm 1912, được cấp bằng sáng chế năm 1914. Ban đầu, nó được sử dụng để thử nghiệm điều trị chứng ăn nhiều. Nhưng sau đó, người ta thấy rằng nó là một loại hóa chất kích thần gây ảo giác, vì vậy nó vừa có tác dụng kích thích giống methamphetamine, vừa có tác dụng gây ảo giác giống mescaline đã được Đức quốc xã sử trong quân đội.
Trong cơn "phê" thuốc, CA ập vào vẫn còn đang ngất ngây |
Sau khi sử dụng MDMA, người sử dụng sẽ thấy xuất hiện khoái cảm với cảm giác thân thiện, huyết áp, thân nhiệt và mạch tăng nhanh, vã mồ hôi, run, giãn đồng tử, đỏ mặt... Khi đó, nhận thức giác quan của người dùng thuốc sẽ tăng, ví như màu sắc sẽ trở nên sinh động. Các kích thích của môi trường bên ngoài cũng gây cho người sử dụng sự xúc động mạnh hơn (điều này giải thích tại sao các điểm có tổ chức sử dụng thuốc “lắc” thường được bố trí nhiều đèn có ánh sáng mạnh và hệ thống loa đài công suất lớn). Dần dần, tư duy của người dùng thuốc có xu hướng quay về nội tâm, giảm khả năng phân biệt giữa bản thân và môi trường.
Thuốc gây ảo giác về thính giác, thị giác và thế là họ cứ... lắc và lắc mà không ý thức được mình đang làm gì. Để “bảo vệ” thú ăn chơi mới, những người sử dụng luôn rêu rao: “Không nghiện, tạo cảm giác hưng phấn tột bậc, không biết mệt mỏi...”. Các chuyên gia thần kinh cho biết: “thuốc lắc” làm não tăng phóng thích ít nhất 3 chất hóa học trung gian dẫn truyền thần kinh: serotonin, dopamine và norepinepherine (đây là chất có vai trò chuyển tải xung động thần kinh từ tế bào thần kinh này sang các tế bào thần kinh khác).
Serotonin có vai trò chủ yếu trong việc điều khiển tính tình, cảm xúc, giấc ngủ, cảm giác đau và sự thèm ăn cũng như các hành vi khác. Cùng với sự phóng thích một số lượng lớn serotonin, MDMA còn cạnh tranh lên các thụ thể với serotonin, làm nó không được hấp thu trở lại gây nên cạn kiệt chất dẫn truyền xung động thần kinh. Chính sự cạn kiệt chất dẫn truyền serotonin khiến các tế bào thần kinh bị chết dần. Do đó mà những người sử dụng “thuốc lắc” cũng gặp phải các nguy cơ tương tự như người sử dụng cocain và amphetamine hay còn gọi là ma túy tổng hợp và chắc chắn sẽ dẫn đến nghiện...
“Thuốc lắc” gây ra những rối loạn về tâm lý như lẫn lộn, trầm cảm, khó ngủ, thèm thuốc, lo lắng và hoang tưởng trong suốt thời gian dùng thuốc và những triệu chứng này còn có thể gặp vài tuần sau khi dùng thuốc. Việc sử dụng “thuốc lắc” thường xuyên trong thời gian ngắn cũng sẽ huỷ hoại các tế bào sản xuất dopamin (chất kiểm soát nhận thức và tình cảm) trong não. Hậu quả là khả năng cảm nhận niềm vui, nỗi buồn bị tiêu diệt.
Tệ hơn, nó còn dẫn đến bệnh Parkinson và rối loạn cũng như tê liệt nhiều cơ quan nội tạng khác.
Con đường ngắn nhất dẫn đến cái chết
Điện thoại đời mới và tiền của dân "lắc" tại hiện trường |
Kết quả nghiên cứu và điều tra thực tế của các nhà khoa học khẳng định: sử dụng “thuốc lắc” là con đường ngắn nhất dẫn đến cái chết. Bởi khi sử dụng MDMA liều cao sẽ làm rối loạn khả năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể, làm nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột (hyperthermia) dẫn đến suy gan, suy thận và suy tim.Việc thiếu dopamine sẽ gây ra các tổn thương về mặt nhận thức và tâm lý. Điều này phần nào giải thích được tại sao người dùng MDMA luôn cảm thấy buồn bã và uể oải sau một đêm “xả láng”.
Tình trạng các tế bào thần kinh tạo dopamine bị mất vĩnh viễn sẽ dẫn đến bệnh Parkinson, một căn bệnh mà cho đến giờ vẫn chưa có phương pháp điều trị. Chứng bệnh này phổ biến ở người cao tuổi với triệu chứng ban đầu là có các cơn run, di chuyển chậm và khó nhọc, cử động đều khó khăn. Tác hại của “thuốc lắc” đối với não cũng đã được chuyên gia thần kinh của Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ) cảnh báo từ 7 năm trước rằng: dùng thuốc lắc sẽ tiêu diệt và ảnh hưởng rất lớn tới bộ não.
Bên cạnh đó, “Thuốc lắc” kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim dẫn đến những chết đột tử. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.. Vì vậy, với những người vốn có bất thường ở hệ tim mạch hoặc có các nguy cơ của bệnh tim mạch, nếu sử dụng “thuốc lắc” sẽ vô cùng nguy hiểm, có thể gây tai biến và tử vong bất cứ lúc nào. Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết , đột quị…
Nhiều người coi thuốc lắc là 'thần dược" giúp họ hưng phấn, duy trì và làm tăng khả năng tình dục. Nhưng các bằng chứng khoa học khẳng định: khả năng tình dục sẽ suy giảm một cách rõ rệt sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng thuốc lắc trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh. Ngoài ra, người dùng thuốc lắc còn phải chịu những nguy hiểm không thể lường hết được thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng.
Bởi vì ngày nay, trong thành phần của viên thuốc lắc không chỉ có một mình Ecstacy mà còn có những chất khác: ephedrine (chất kích thích); dextromethorphan (DXM, chất làm giảm ho); ketamine (chất gây tê); caffeine; cocaine; và methamphetamine. Sự phối hợp MDMA với các chất trên đã là một sự nguy hiểm đến tính mạng rồi nhưng người sử dụng “thuốc lắc” lại càng đẩy họ đến gần với tử thần hơn khi họ dùng “thuốc lắc” kèm theo các chất khác như rượu hay cần sa…như hiện nay.
“Thuốc lắc” thực chất là một loại ma túy nguy hiểm đang lôi kéo rất nhiều thanh thiếu niên vào con đường ăn chơi sa đọa với những cuộc vui chơi thác loạn suốt đêm ngày. Ngoài việc tiêu tốn thời gian vật chất, hủy hoại sức khỏe của người sử dụng, tệ nạn thuốc lắc còn làm suy vong các giá trị đạo đức xã hội và gia đình, suy cho cùng chính là hủy hoại tương lai của đất nước. Thiết nghĩ các cơ quan, ban ngành chức năng, nhất là các bậc phụ huynh không thể làm ngơ, lơ là mất cảnh giác trước tệ nạn này...