Những điều cần làm khi bị cháy nắng

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Ánh nắng gay gắt mùa hè dễ làm da ửng đỏ, bỏng, đau vì cháy nắng. Những lúc như thế, bạn có thể dùng những vật liệu tự nhiên trong nhà, xung quanh bạn để chữa trị, làm dịu các vết phỏng này.

1. Dùng băng gạc

Khi bị cháy nắng, làn da sưng viêm. Bạn nên làm mát da bằng băng gạc nhúng trong các thành phần sau:

- Nước lạnh: Bạn có thể dùng nước từ vòi hay thêm vài viên đá. Nhúng gạc vào nước, đặt lên vết phỏng, lặp lại trong mỗi vài phút cho đến khi miếng gạc ấm lên. Làm thế vài lần trong ngày, mỗi lần từ 10-15 phút.

Những điều cần làm khi bị cháy nắng ảnh 1

Nước lạnh có thêm vài viên đá sẽ giúp bạn đỡ bị bỏng rát, ngứa ngáy. Hình minh họa.

- Aluminum acetate: Nếu đau ngứa dữ dội, bạn có thể thử trộn gói bột Domeboro (được bán tại các nhà thuốc) với nước. Aluminum acetate trong bột giữ da không bị quá khô, ngứa. Làm theo hướng dẫn sử dụng trên hộp.

- Witch hazel: Làm ẩm một mảnh vải với witch hazel. Chất làm se này có tác dụng chống viêm lâu dài. Thoa chất này thường xuyên để làm dịu da tạm thời.

2. Dùng thực phẩm

Những sản phẩm có trong nhà bếp cũng có tác dụng chữa cháy nắng rất tốt.

- Yến mạch: Bọc bột yến mạch khô trong vải hoặc gạc. Nhúng vào nước mát. Bỏ yến mạch ra và nhúng gạc vào dung dịch vừa tạo. Đặt lên da từ 2-4 giờ.

- Sữa không có chất béo: Trộn 1 cốc sữa không chất béo với 4 cốc nước, thêm vài viên đá lạnh. Nhúng băng gạc vào dung dịch, đặt lên da từ 15-20 phút, lặp lại trong vòng 2-4 giờ.

- Bột ngô: Thêm nước vào bột để tạo hỗn hợp sền sệt, thoa trực tiếp vào vết bỏng.

Những điều cần làm khi bị cháy nắng ảnh 2

Rau diếp cũng có tác dụng chữa cháy nắng rất tốt. Hình minh họa.

- Rau diếp: Nấu lá rau diếp trong nước rồi để nguội trong tủ lạnh vài giờ. Nhúng bông vào dung dịch, đặt nhẹ nhàng hoặc thoa lên vết bỏng.

- Sữa chua: Bạn có thể thoa sữa chua lên vùng cháy nắng. Tắm lại bằng nước mát, nhẹ nhàng lau khô người.

- Túi trà: Nếu mí mắt bị cháy nắng, đặt túi trà nhúng trong nước mát lên mắt để giảm sưng, giảm đau. Trà có axít tannic có tác dụng làm giảm đau do cháy nắng.

3. Tránh dùng xà bông

Xà bông làm da bị khô và kích ứng mạnh thêm. Bạn nên tránh dùng mọi sản phẩm có xà bông như bồn tắm bọt, sữa tắm… Nếu buộc phải dùng xà bông, bạn nên chọn loại nhẹ nhàng và rửa thật sạch.

Bạn có thể tắm nước lạnh thay vì dùng băng gạc. Bạn để nước mát lạnh đến mức có thể, và sau khi tắm nên nhẹ nhàng lau khô da, đừng chà xát để da không bị kích ứng. Bạn cũng có thể thoa thêm những sản phẩm sau để giảm đau ngứa, sưng viêm.

Những điều cần làm khi bị cháy nắng ảnh 3

Dấm táo có tác dụng làm se, dịu vết bỏng nắng. Hình minh họa.

- Dấm táo: Trộn 1 cốc dấm táo vào bồn tắm. Nó là chất làm se, dịu vết bỏng nắng.

- Aveeno: Nếu vết cháy nắng quá rộng, dùng 1/2 chén Aveeno Soothing Bath được làm từ bột yến mạch vào bồn tắm lạnh. Ngâm mình trong 15-20 phút.

-Baking soda: Trộn banking soda vào bồn nước ấm. Thay vì lau khô, bạn để nó khô trên da để làm dịu vết đau.

4. Giữ ẩm

Nếu da đã bị tổn hại, bạn cần hồi phục da bằng cách dùng lotion giữ ẩm. Ngâm nước, chườm khiến da dịu đi, tạm thời cảm thấy dễ chịu, nhưng chúng khiến da khô hơn trước. Bạn cần làm ẩm da ngay sau đó. Sau khi lau khô người, bạn nên thoa lên một ít dầu, kem dưỡng ẩm hoặc lotion.

5. Chọn sản phẩm chăm sóc da

Dưỡng da bị cháy nắng cần lưu ý những sản phẩm đặc biệt.

Những điều cần làm khi bị cháy nắng ảnh 4

Thoa lô hội tươi hoặc sản phẩm chiết xuất từ lô hội cũng giúp da được dữ ẩm, tránh bỏng rát. Hình minh họa.

- Chứa hydrocortison: Làm dịu kích ứng da và viêm tại chỗ với lotion, dạng xịt, thuốc mỡ chứa hydrocortisone 1% như Cortaid hoặc Cortizone-10.

- Lô hội: Lô hội chữa trị mọi vấn đề về da. Bạn có thể thoa lô hội tươi hoặc sản phẩm chiết xuất. Nhưng cần thoa thử trước vào một vùng nhỏ để tránh nguy cơ dị ứng.

- Chống nhiễm trùng: Khi da bị sưng viêm, bạn đã bị nhiễm trùng hoặc e ngại có nguy cơ này, nên dùng thuốc mỡ kháng sinh như Polysporin hoặc Neosporin.

Những quy tắc chữa cháy nắng cần nhớ

Để phòng chống cháy nắng, bạn nên lưu ý những điều sau.

- Thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài, dù trời nhiều mây mù. Những tia độc hại có thể xuyên qua mây. Đừng quên bảo vệ môi, bàn tay, tai, gáy. Cần thoa lại kem sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều.

- Chọn kem chống nắng có SPF từ 15 đến 30. Kem chống nắng SPF 15 bảo vệ khoảng 94% tia độc hại, SPF 30 chặn khoảng 97%. Bạn nên tìm loại có chứa thành phần oxit kẽm, titanium dioxide, avobenzone.

- Nên cẩn thận trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, khi ánh nắng mạnh nhất.

- Mặc thêm đồ bảo hộ nếu không bơi lội như mũ, vải dệt dày, găng tay dài…

Theo Theo PLO
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.