Nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em khuyết tật: Làm sao cho hiệu quả

0:00 / 0:00
0:00
Việt Nam hiện có hơn 20 triệu trẻ em, trong đó gần 700.000 trẻ em khuyết tật. Nhóm đối tượng này luôn nhận được sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước với nhiều chính sách, chương trình và các cam kết quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình thực thi các chính sách vẫn còn nhiều khoảng trống cần được bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ trẻ em khuyết tật.
Nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em khuyết tật: Làm sao cho hiệu quả ảnh 1

Trẻ em khuyết tật tại Việt Nam ngày càng được pháp luật bảo vệ, được sống, được chăm sóc, chữa bệnh, phục hồi chức năng, được ưu tiên hưởng các chính sách phúc lợi, giáo dục, dạy nghề và tạo việc làm.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em (năm 1989), đồng thời là thành viên thứ 118 tham gia ký Công ước quốc tế về Quyền của Người khuyết tật (năm 2007).

Kể từ đó, vị trí, vai trò của người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi; luật pháp của Việt Nam cũng tiến đến gần với chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế về quyền của trẻ em khuyết tật.

Trong thời gian qua, hàng loạt chính sách, đề án, chương trình được Đảng và Nhà nước ban hành, sửa đổi nhằm xây dựng hành lang pháp lý, làm cơ sở cho việc đảm bảo và thúc đẩy thực thi có hiệu quả các quyền của trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng trên thực tế.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có hẳn một chương quy định về quyền con người và các điều khoản cụ thể về quyền trẻ em, trong đó có trẻ em khuyết tật. Luật Trẻ em năm 2016 đã đưa ra một khung pháp lý nền tảng nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền cho mọi trẻ em với các điều khoản phù hợp hơn với Công ước về Quyền trẻ em.

Sự ra đời của Luật Người khuyết tật năm 2010 đánh dấu bước ngoặt quan trọng về địa vị của trẻ em khuyết tật trong xã hội; thể hiện nỗ lực, quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em khuyết tật hoà nhập với cộng đồng.

Các chính sách, chế độ trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế, giáo dục, học nghề, giải quyết việc làm, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao… cũng được Đảng, Nhà nước quan tâm ban hành để hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng.

Triển khai các chính sách, đề án đối với trẻ em khuyết tật, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan hữu quan đã ban hành hàng trăm công văn, quyết định, kế hoạch hướng dẫn các địa phương, cơ sở, tổ chức cách thực thi các chính sách; giải quyết những khó khăn, vướng mắc… trong quá trình thực hiện.

Công tác tổng hợp, thống kê, khảo sát, đánh giá thực trạng trẻ em khuyết tật và tình hình thực hiện các chính sách được quan tâm thực hiện để tạo cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách đối với trẻ em khuyết tật.

Những cam kết chính trị cùng sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban ngành từ cơ sở tới Trung ương đã giúp cải thiện cuộc sống của hàng triệu trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng.

Hơn 1,2 tỷ đồng hỗ trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi ở Gia Lai

Từ đầu năm 2022 đến nay, Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai đã vận động các sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tham gia đóng góp, ủng hộ bằng tiền mặt và hiện vật với tổng trị giá trên 1,2 tỷ đồng. Từ đó, Hội có điều kiện hỗ trợ cho hơn 2.000 lượt người khuyết tật, trẻ mồ côi, bệnh nhân nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Cụ thể, Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai đã tặng 1.480 bộ quần áo cho người khuyết tật, người nghèo tại các huyện Krông Pa, Kông Chro, Ia Pa, Phú Thiện, Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh và 200 người mù, trị giá 740 triệu đồng; tặng 260 suất quà cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và người nghèo cô đơn, mỗi suất trị giá 300 ngàn đồng tại huyện Chư Prông, Đức Cơ, Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh và các cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh, tổng trị giá 78 triệu đồng; tặng 100 suất học bổng trị giá 100 triệu đồng cho 100 cháu học sinh khuyết tật tại huyện Kông Chro; xây dựng mới 1 căn nhà Tình thương cho gia đình người khuyết tật nghèo chưa có nhà ở tại xã Ia Ko (huyện Chư Sê) với số tiền 65 triệu đồng. Tổ chức khám sàng lọc cho 123 người khuyết tật trên địa bàn tỉnh; qua đó, chỉ định phẫu thuật và lắp dụng cụ chỉnh hình cho 55 cho người khuyết tật hệ vận động…

Thời gian tới, Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh tiếp tục tích cực vận động xây dựng quỹ Hội đạt hiệu quả, kịp thời trợ giúp người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo đúng đối tượng; đồng thời, làm cầu nối, là địa chỉ tin cậy giữa nhà bảo trợ, tài trợ với người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhằm thu hút các tổ chức và các nhà tài trợ trong và ngoài tỉnh chăm lo cuộc sống cho người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... với tổng trị giá 1,5 tỷ đồng trở lên; tiếp tục vận động và tổ chức thực hiện đề án hỗ trợ bò giống, dê giống cho hộ nghèo và trẻ em khuyết tật; hỗ trợ xây dựng từ 1-2 nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật.

Trẻ em khuyết tật là những trẻ bị khiếm khuyết về mặt cấu trúc cơ thể, hay bị suy giảm về các chức năng của bản thân, do đó, trẻ bị hạn chế các khả năng hoạt động, cũng như khó khăn trong quá trình sinh hoạt và học tập, vui chơi, lao động.

Các dạng khuyết tật ở trẻ gồm:

Khuyết tật thính giác (khiếm thính): Là sự suy giảm hay mất khả năng nghe, điều này dẫn đến trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ hoặc câm khiến chức năng giao tiếp bị hạn chế.

Khuyết tật thị giác (khiếm thị): Đây là sự suy giảm hay mất khả năng nhìn như mắt trẻ bị kém hoặc bị mù.

Khuyết tật vận động: Trẻ bị tổn thương các cơ quan vận động như tay, chân, cột sống gây ra khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại, đứng, ngồi hay nằm…

Khuyết tật ngôn ngữ: Trường hợp này trẻ bị tật ở cơ quan tiếp nhận chỉ huy ngôn ngữ vùng não và tổn thương của bộ phận phát âm làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp của trẻ.

Khuyết tật trí tuệ: Đây là sự suy giảm năng lực nhận thức, chỉ số thông minh thấp, trẻ không thích nghi được các hoạt động xã hội. Điều này thường xảy ra trước tuổi trưởng thành và rất khó chữa trị.

Ða tật: Là trường hợp trẻ bị 1 hoặc 2 loại khuyết tật cùng lúc.

MỚI - NÓNG
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
TPO - Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24h qua khu vực Miền Bắc, Thủ đô Hà Nội có diễn biến giảm mưa gián đoạn. Mưa lớn xuất hiện chủ yếu về đêm, trời mát mẻ với nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ C. Dự báo khoảng từ 11/5 khu vực lại đón một đợt không khí lạnh yếu gây mưa diện rộng.
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
TPO - Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là bộ sưu tập gồm 9 đỉnh đồng hay còn gọi là cửu đỉnh, do vua Minh Mạng cho đúc năm 1835. Các chuyên gia nhấn mạnh những bản khắc này được coi là "Địa dư chí lược" của Việt Nam đầu thế kỷ 19 được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình với hàng trăm họa tiết được chạm nổi tinh xảo.