Nhận biết mắc bệnh vì 'yêu'

Nhận biết mắc bệnh vì 'yêu'
Các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục (LTQĐTD) là bệnh tật được truyền từ người nọ sang người kia do nhiều tác nhân. Thông thường thì các tác nhân này lây truyền hoặc lan truyền qua hoạt động tình dục không được bảo vệ với người đang mang bệnh LTQĐTD. Ngoài ra, LTQĐTD còn lây qua mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích vào da.

Nhận biết mắc bệnh vì 'yêu'

> Trông mặt, bắt bệnh... tình dục
> Bệnh tình dục tăng, cảnh báo nguy cơ nhiễm HIV

Các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục (LTQĐTD) là bệnh tật được truyền từ người nọ sang người kia do nhiều tác nhân. Thông thường thì các tác nhân này lây truyền hoặc lan truyền qua hoạt động tình dục không được bảo vệ với người đang mang bệnh LTQĐTD. Ngoài ra, LTQĐTD còn lây qua mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích vào da.

Rất dễ mắc bệnh khi quan hệ tình dục không lành mạnh
Rất dễ mắc bệnh khi quan hệ tình dục không lành mạnh . Ảnh minh họa.

Rất nhiều bệnh LTQĐTD không thể hiện dấu hiệu rõ ràng cho dù là giới nam hay giới nữ, vì thế người mắc có thể không biết rằng mình đã bị mắc bệnh, nhưng họ vẫn có thể làm lây bệnh cho người khác. Đây chính là đặc điểm rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân làm cho bệnh LTQĐTD rất dễ lây lan, khó phòng tránh nếu không có đầy đủ hiểu biết và đề phòng.

Ví như bệnh do Chlamydia tới 70% trường hợp không có triệu chứng hoặc người nhiễm virut viêm gan B, C hoặc nhiễm virut HIV, thường không thấy bất kỳ dấu hiệu gì của bệnh này trong nhiều năm sau khi bị lây nhiễm. Chỉ có làm xét nghiệm mới biết được mình có bị nhiễm bệnh hay không mà thôi!

Tuy nhiên, nếu bạn đã quan hệ tình dục với một người mà bạn không biết chắc là không có bệnh, hoặc sau khi có quan hệ tình dục không an toàn mà cơ quan sinh dục của bạn có những biểu hiện bất thường, bạn nên nghi ngờ tới khả năng là mình mắc bệnh.

Mỗi một bệnh LTQĐTD có những biểu hiện lâm sàng khác nhau, tuy nhiên sau đây là một số triệu chứng thường thấy của một số bệnh LTQĐTD mà nếu có một trong những biểu hiện này, cần phải đi khám bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị đúng bệnh: có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật. Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường.

Các tổn thương này có thể đau hoặc không đau. Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường. Đau bất thường ở vùng bụng dưới mà không liên quan gì tới việc hành kinh. Trên da có nhiều mụn cóc, hoặc các mụn phỏng rộp đau, chảy nước, hoặc có lốm đốm đỏ, hay các u nhọt quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục hoặc nổi hạch ở vùng bẹn… Đau nhiều khi giao hợp ở các thiếu nữ hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục.

BS. Lê Anh
Theo Sức khỏe & đời sống

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.