Nhận bằng Tiến sĩ ở tuổi 60

Trong số 5 tiến sĩ được trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM trao bằng mới đây, ông Hoàng Minh Nam được nhiều người ngưỡng mộ vì nỗ lực hoàn thành chương trình học tiến sĩ chuyên ngành quy trình và thiết bị công nghệ hóa ở tuổi 60.

Không đơn giản khi theo đuổi chương trình học suốt 6 năm, Tiến sĩ Hoàng Minh Nam đã có 2 bài báo được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế về công nghệ hóa học. Tiến sĩ Nam thực hiện nghiên cứu đề tài tạo ra một quy trình sản xuất titan hoàn chỉnh ngay tại Việt Nam thay vì chỉ xuất thô rồi nhập về thành phẩm với giá cao hơn.

Nhận bằng Tiến sĩ ở tuổi 60 ảnh 1

Tiến sĩ Hoàng Minh Nam nhận bằng Tiến sĩ khi bước vào tuổi 60

Thắc mắc vì sao dù gần tuổi hưu mà vẫn học tiến sĩ, ông Nam chia sẻ rằng ngay khi tốt nghiệp ĐH ông đã mong muốn một ngày sẽ được nhận bằng tiến sĩ. Thế nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên ước muốn này đành gác lại. “Tuy nhiên hôm nay tôi đã về đích dù hơi trễ. Tôi luôn nghĩ và nói với học trò của mình, học tập là quá trình suốt đời, nó càng đặc biệt cần thiết với người làm trong môi trường giáo dục như tôi. Tôi đã nói với học trò như thế và tôi phải là người làm gương”.

Cũng theo Tiến sĩ Nam, học vị mới sẽ giúp ích nhiều cho công việc hiện tại cũng như theo đuổi công việc nghiên cứu, giảng dạy sau này. Ông cũng cho biết đề tài nghiên cứu về sản xuất titan của mình đã được chuyển giao công nghệ dự kiến sẽ đưa vào dây chuyền sản xuất của một công ty trong thời gian tới.

Năm 2016, trường ĐH Bách khoa TP.HCM trao bằng tốt nghiệp đợt 1 cho 2.053 sinh viên ĐH chính quy, 29 sinh viên CĐ, 272 học viên cao học và 5 tiến sĩ. Được biết, cho tới nay, đây là trường hợp thứ hai của trường ĐH Bách khoa nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 60.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.